Cơm tấm là món đặt sản Sài Gòn là một thành phố đa văn hoá, vì thế ẩm thực cũng pha trộn hương vị của nhiều vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên, với cơm tấm thì không hề bị pha trộn. Người ta hay nói “Đến Sài Gòn mà chưa ăn cơm tấm là chưa thật sự đến Sài Gòn”. Đúng như vậy món cơm tấm dù bạn ở nơi nào đi chăng nữa cũng không thể tìm thấy hương vị như được ăn ở Sài Gòn.
Khắp các ngõ ngách trên mọi nẻo đường của Sài Gòn rộng lớn. Chắc chắn bạn không thể đếm hết có bao nhiêu quán cơm tấm lớn nhỏ. Cơm tấm đã dần trở thành món ăn thân thuộc của tất cả người Sài Thành.
Mục lục
Nguồn gốc hình thành món Cơm tấm
Cơm tấm lần đầu xuất hiện chính là vào thời kỳ chế độ cũ ở Việt Nam. Món cơm tấm được coi là tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Cơm tấm từ xa xưa vốn là một món ăn bình dân và quen thuộc. Nó dường như chỉ dành cho tầng lớp lao động nghèo hoặc học sinh, sinh viên.
Cơm tấm đặc sản Sài Gòn
Người ta cố gắng tận dụng những hạt tấm (những hạt gạo gãy) trong quá trình xay xát để nấu thành cơm. Trớ trêu thay, ngày nay, người ta phải tốn công để làm nát hạt gạo để chế biến thành món cơm tấm phục vụ cho 10 triệu dân Sài Gòn. Cùng với nem nướng, bánh xèo, cơm tấm là một trong những món ăn đặc trưng nhất của vùng đất Sài Thành.
Cách chế biến
Ngày nay, người ta phải tìm cách để làm vỡ hạt gạo để lấy nguyên liệu làm món cơm tấm. Chế biến cơm tấm cũng không phải là một việc đơn giản. Việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo. Cách nấu cơm tấm ngon nhất phải dùng củi lửa, nồi đất hoặc nồi gang. Nhưng cũng có một số cách nấu dễ hơn mà vẫn giữ được cái tinh túy của cơm tấm. Đó là ngâm tấm trong nước sạch chừng vài giờ rồi cho hấp cách thủy đến khi chín. Khi nắp nồi chưa kịp mở, người ta có thể cảm nhận được hương thơm phát ra từ nồi cơm.
Thành phần của cơm tấm
Cơm
Cơm tấm làm được làm từ những hạt gạo gãy hay còn được gọi là gạo hạng 2. Ngày xưa, loại gạo này thường chỉ được sử dụng cho gà ăn hoặc cho những tầng lớp lao động bình dân. Nhưng ngày nay, cơm tấm đã khẳng định được sức hấp dẫn của mình và vươn ra thế giới. Nên những hạt tấm này cũng được định giá cao hơn.
Nước mắm
Ăn cơm tấm chuẩn là phải có nước mắm đặc trưng. Loại nước mắm này được pha chế theo một cách riêng chủ yếu là nước mắm, nước lọc và thêm đường. Vị ngọt của nước mắm tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Đôi khi người ta cũng cho thêm tỏi, ớt vào nước mắm để gia tăng hương vị.
Ngày nay, cơm tấm không còn là một món ăn bình dân nữa. Nên những món ăn kèm với cơm tấm cũng rất đa dạng bao gồm sườn nướng, chả, trứng ốp la, bì, lạp xưởng, xíu mại.
Sườn
Là loại sườn heo được những người đầu bếp tẩm ướp gia vị chua ngọt rất khéo. Sau đó, chúng được đem nướng. Thông thường, ở Sài Gòn, những người chủ quán hay đem sườn ra nướng ở ngay trước quán. Mùi hương của thịt nướng sẽ lan tỏa và kích thích những vị khách đi đường khiến họ muốn dừng chân và thưởng thức ngay món cơm tấm ngon tuyệt.
Chả
Còn gọi là chả trứng được làm từ trứng, thịt băm và một số gia vị khác. Chả trứng được cắt theo góc theo hình chữ nhật hoặc hình tròn.
Bì: là một hỗn hợp gồm nhiều thứ cứ như da heo được cắt sợi và được trộn với thính và các gia vị khác.
Cơm tấm ngon không thể thiếu món chả ăn kèm
Trứng
Thường là trứng ốp la cũng là một món ăn kèm không thể thiếu.
Ngoài những thành phần trên, cơm tấm cũng thường được dùng với mỡ hành. Tóp mỡ hoặc một số thứ đồ chua như củ cải, cà rốt, cà chua, dưa leo, đu đủ.
Ngày 1 tháng 8 năm 2012 tại Faridabad, Ấn Độ, cơm tấm Sài Gòn cùng 9 món ăn Việt Nam khác đã được tổ chức kỷ lục Châu Á vinh danh là một trong những món ăn ngon nhất châu Á.