Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và có nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể hiện khác nhau. Văn hóa về ẩm thực là nét tự nhiên hình thành trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia khác nhau. Nền ẩm thực không chỉ thể hiện nét văn hóa vật chất. Mà nó còn biểu hiện cả văn hóa về tinh thần.
Và đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta luôn có nền ẩm thực thú vị. Ẩm thực người Việt thể hiện không chỉ ở món ăn, công thức. Mà còn là nét văn hóa hình thành trong cuộc sống của người dân nước ta. Với một đất nước hình chữ S với nền văn hóa và lịch sử lâu dài. Có những món ăn đặc trưng, những đặc sản không thể hòa lẫn với một nền ẩm thực nào khác. Nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam được thể hiện qua các ý sau đây.
Mục lục
Nét độc đáo trong cách chế biến của ẩm thực Việt Nam
Nước ta có nền văn hóa lúa nước lâu đời. Nên cho từ những bữa ăn hằng ngày cho đến những ngày hội, lễ tiệc. Thì trong thực đơn của người Việt ta, không thể thiếu được món cơm hay các món từ gạo, nếp.
Bên cạnh đó, món ăn của người Việt mang đặc tính. Ít mỡ vì chủ yếu được làm từ rau, củ, quả và không dùng nhiều thịt. Hơn nữa, phương pháp chế biến các món ăn cũng rất đa dạng. Từ hấp, luộc, hầm, kho, nướng hay ăn tái sống để giữ hương vị tự nhiên của nguyên liệu.
Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng, người Việt có rất nhiều món nước chấm khác nhau. Các món nước chấm được chế biến với công thức đặc trưng. Khiến món ăn trở nên đậm đà. Không chỉ vậy, các gia vị nêm nếm. Nguyên liệu đều được sử dụng một cách tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh”. Do đó, món ăn không chỉ dừng lại ở mức “lắp đầy bụng đói”. Mà nó còn là những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
Tinh túy trong cách ăn của ẩm thực Việt Nam
Người Việt thưởng thức món ăn không chỉ bằng vị giác mà còn cả 5 giác quan. Trước tiên, ăn bằng mắt, có nghĩa món ăn phải trình bày cho đẹp. Giữ được màu sắc đặc trưng của nguyên liệu. Tiếp đến, là ăn bằng mũi, mùi thơm của món ăn phải dậy lên rồi lan tỏa vào trong không khí. Sau đó, ăn bằng tai, những âm thanh “rôm rốp” giòn tan của món cơm cháy kho quẹt. Hay tiếng “xèo, xèo” của món bánh xèo sẽ tạo nên một chút thi vị trong quá trình thưởng thức. Và sau cùng, chính là dùng lưỡi để cảm nhận hương vị của món ăn.
Không giống với những quốc gia khác, người Việt thích không khí quây quần, đầm ấm của cả gia đình. Nên thường dọn tất cả món ăn lên và dùng chung, ai thích gì ăn nấy. Tuy nhiên, cũng có một số điểm trong lúc dùng cơm mà bất kỳ ai cũng phải biết. Có thể kể đến như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”… Không chỉ gói gọn trong gia đình, ẩm thực Việt Nam cũng thể hiện tính cộng đồng rất rõ. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh mọi người cùng dùng chung chén nước chấm hay chung một bát canh.
Đặc sắc mỹ vị 3 miền của nền ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc có vị vừa phải, không quá đậm đà hay có vị cay, béo ngọt. Mà chủ yếu sử dụng nước mắm pha loãng và mắm tôm. Nhắc đến ẩm thực miền Bắc, phải kể đến Hà Nội. Với những món trứ danh như bún chả, bún thang, bún đậu, bánh cuốn Thanh Trì…
Khác hẳn với ẩm thực miền Bắc, hương vị món ăn của miền Nam thường có xu hướng ngọt thanh, cay. Bởi do ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan. Nên ẩm thực miền Nam rất phong phú và được nhiều người yêu thích. Có thể kể đến như: Cá lóc nướng trui, cá kho tộ, canh chua cá lóc, bánh xèo, bánh khọt, mắm cá sặc, mắm ba khía, mắm bò hóc… Và “phở” là món ăn được xem là nét ẩm thực Việt trong mắt du khách nước ngoài đặc biệt ấn tượng khi nhắc đến.
Đặc trưng của ẩm thực miền Trung chính là hương vị đậm đà với nhiều món ăn cay mặn. Món ăn miền Trung thường rất cầu kỳ trong cách chế biến và luôn có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt nhất là ẩm thực Huế, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực cung đình. Nên các món ăn thường yêu cầu độ tỉ mỉ và khéo léo rất cao cũng như cách trình bày số lượng các món ăn.
Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về sự tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt Nam ta. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên thưởng thức tất cả những món ngon này nhé!
Tham khảo thêm nhiều nét ẩm thực tại: ULM
Nguồn: cet
P.D