Cuối năm là dịp hàng hoá được tiêu thụ rất nhiều. Trong đó phải kể đến thị trường bia, khi các doanh nghiệp đang không ngừng nỗ lực thăm dò thị trường, thúc đầy tăng trưởng dịp cuối năm bằng cách áp dụng công nghệ cũng như tích cực giới thiệu sản phẩm mới.
Mục lục
Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh lên thị trường
Nửa đầu năm 2020, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong đó có cách doanh nghiệp sản xuất bia. Lượng tiêu thụ sụt giảm 12.7% trong 6 tháng đầu năm sp với cùng kỳ năm ngoái đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của Covid – 19 lên thị trường bia.
Theo VBA, thực tế cho thấy nếu không có những tác động của dịch bệnh, tăng trưởng của sản xuất bia vốn cũng đang sụt giảm. Hiện tại; sản lượng thị trường bình quân tăng trưởng chỉ còn từ 5 – 8%. So với trước những năm 2010 luôn ở mức 2 con số. Đối với phân khúc của dòng bia cao cấp có dấu hiệu khởi sắc. Vì đây là “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều thương hiệu.
Doanh nghiệp bia “đánh cược” vào dịp Tết Nguyên đán
VBA dự báo năm nay, cuộc đua thị trường dịp cuối năm sẽ vẫn diễn ra sôi động; đặc biệt với cuộc rượt đuổi sát sao của những doanh nghiệp mạnh nhằm thu hút người tiêu dùng; đặc biệt với sự xuất hiện của nhiều dòng bia mới như Bia Việt của VBL hay bia Lạc Việt và gần đây nhất là bia Saigon Chill của Sabeco vào tháng 10 đã giúp tăng sự lựa chọn cho người dùng. Chiến lược “đẩy” sản phẩm mới; được cho là nước cờ lớn mà các doanh nghiệp đang triển khai nhằm đặt cược vào mùa Tết.
Riêng với ngành bia, thị trường càng cạnh tranh khốc liệt hơn với các tên tuổi quốc tế như AB-Inbev; Heineken; Carlsberg và các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam cũng như với Sabeco; Habeco. Khả năng chinh phục thị trường của các thương hiệu bia sẽ không phân biệt nội hay ngoại; mà phụ thuộc lớn vào các yếu tố xuất phát từ chất lượng sản phẩm; lợi thế doanh nghiệp, bao gồm dịch vụ, vốn, trình độ, trách nhiệm xã hội…
Tuy nhiên khó dự đoán tương lai ngành bia
“Khó định đoán tương lai ngành bia. Bây giờ có nhiều loại đồ uống để chúng ta lựa chọn. Con người cũng nhận thức cao; không cần quảng cáo người ta cũng tự lựa chọn thứ người ta thích. Bia hiện có xu thế bão hòa. Nhưng cũng chưa thể khẳng định; xu hướng sắp tới của các dòng bia cao cấp. Cái gì tốt thì sẽ phát triển”, ông Việt nói.
Đại diện VBA cũng dẫn chứng những cái tên đã rời “cuộc chơi” như Foster; BGI… dù đều là thương hiệu hàng đầu quốc tế đã cho thấy sự khốc liệt của thị trường bia tại Việt Nam.
Tâm thế khách hàng trong bối cảnh mới
Trước xu hướng cạnh tranh gia tăng trên thị trường; người dùng được nhận định là bên hưởng lợi nhiều nhất từ giá cả đến trải nghiệm. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, cạnh tranh thiếu minh bạch đặt ra những thách thức lớn cho thị trường. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, tình trạng bia giả, bia nhái, bia lậu vẫn còn tồn tại trên thị trường, ảnh hưởng người tiêu dùng và sự phát triển lành mạnh của thị trường bia Việt Nam. Trong tình huống này, người tiêu dùng không chỉ không được hưởng lợi mà còn mất đi những đặc quyền lựa chọn vốn có của mình.
“Bên cạnh sự nhập cuộc của các cơ quan chức năng, người dùng cũng nên tự nâng cao cảnh giác để bảo vệ chính mình. Cần kiểm tra, lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng lậu và đừng quá lệ thuộc vào quảng cáo”, ông Hùng chia sẻ.
Về mặt trải nghiệm, Covid-19 tác động mạnh đến các kênh tiêu thụ, đặc biệt là kênh quán ăn, nhà hàng. Nhưng đồng thời thách thức này mở ra sự phát triển của thế giới online nơi người tiêu dùng đang ngày càng quen thuộc và hình thành thói quen mua sắm mới. Đây được cho là vùng đất mới mà các thương hiệu bia có thể khai thác nhằm chuyển hướng kênh tiêu thụ, giảm phụ thuộc vào kênh truyền thống vốn vẫn còn ảnh hưởng bởi tâm lý hạn chế ăn uống bên ngoài để phòng dịch.
Trích dẫn từ VnExpress
NĐ