Theo thống kê trên thị trường chứng khoán, có đến 38% giá cổ phiếu đang được giao dịch trên sàn thấp hoặc bằng số vốn ban đầu.
Trong đó có một số cổ phiếu của nhiều công ty được nhận xét là có hoạt động hiệu quả, giàu tiềm năng phát triển. Vậy lý do nào đã khiến số cổ phiếu này thấp đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Mục lục
Giá cổ phiếu đang giao dịch thấp lên đến gần 50%
Có nhiều trường hợp doanh nghiệp đang tuột dốc về số cổ phiếu lại tăng vọt gấp đôi. Đây là trường hợp của VN-Index vào giữa tháng 3/2019. Vươn lên từ vùng chỉ hơn 500 điểm vào năm 2016, đến nay VN-Index đã có nhiều thay đổi. Mặc dù cổ phiếu VN-Index cũng xảy ra nhiều biến động trong vòng 3 năm này. Giao dịch cũng sôi động hơn với giá trị chuyển nhượng hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Sàn đông vui hơn. Nhưng khi cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp liên tục tăng giá, lập các đỉnh mới, đem lại lợi nhuận thì có một lượng lớn cổ phiếu có thị giá cách xa giá trị sổ sách, xa vùng giá khi niêm yết.
Cụ thể, trong số 810 loại cổ phiếu đang đăng ký giao dịch, 413 loại cổ phiếu (chiếm 51%) đang giao dịch từ mệnh giá trở xuống. Trong đó, có 152 mã giao dịch dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. 42 mã giao dịch dưới 1.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, trong tổng số 1.566 cổ phiếu đang giao dịch trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam, gần phân nửa đang giao dịch không quá mệnh giá.
Công ty phát triển nhưng cổ phiếu lại thấp
Không ít cổ phiếu đang giao dịch với thị giá thấp là của những doanh nghiệp liên tục kinh doanh thua lỗ. Hoặc phạm các quy định công bố thông tin. Công ty bị các Sở giao dịch đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát hoặc tạm ngừng giao dịch, ẩn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khác dù đang giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh như Tôn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG), Thủy sản Hùng Vương (HVG),…Cũng đang phải trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn. Gánh nặng tài chính khiến lợi nhuận giảm. Hoặc thua lỗ ảnh hưởng đến thị giá. Không ít cổ phiếu trong nhóm giao dịch thị giá thấp lại vẫn đang là những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Và được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng, chất lượng tài sản, nguồn vốn.
Làm thế nào tăng giá bằng hoặc cao hơn niêm yết?
Thực tế trên thị trường chứng khoán có không ít cổ phiếu vốn không có thanh khoản, thị giá thấp. Nhưng hoàn toàn lột xác sau khi nhà nước hoặc cổ đông lớn thoái bớt vốn. Giải phóng lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng ra thị trường. Và chính doanh nghiệp cũng chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động công bố thông tin.
Trong quá khứ, Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) hay CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) là những ví dụ. Đây từng là những cổ phiếu thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư. Với thị giá hàng chục nghìn đồng/cổ phiếu. Nhưng hiện chỉ còn vài ba nghìn đồng. Lý do là doanh nghiệp kinh doanh dàn trải, kém hiệu quả, ngày càng thua lỗ. Cam kết đề ra nhiều năm đều không thực hiện được,…Sẽ không cách gì vực dậy thị cổ phiếu nếu doanh nghiệp không chứng minh được đã tìm ra phương án để phục hồi kinh doanh, giảm dần thua lỗ.
Theo VietnamBiz
Bảo Vân