Thị trường tài chính là một cụm từ khóa khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thị trường tài chính là sự tồn tại thiết yếu để phát triển kinh tế. Thị trường này giúp cho dòng tiền được chuyển dịch liên tục, tạo ra các sự biến động cho các công cụ tài chính và công cụ thanh toán, thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, có lẽ nhiều bạn vẫn chưa hiểu chính xác thị trường tài chính ở đây là gì, gồm các loại nào và có đặc điểm, chức năng ra sao. Mặc dù còn mông lung nhưng có lẽ bạn không biết được rằng mỗi người chúng ta ai cũng đều tham gia vào thị trường này. Để giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích.
Mục lục
Thị trường tài chính là gì?
Về cơ bản, thị trường tài chính là nơi trao đổi các loại hàng hóa hữu hình như vải vóc, xe cộ, sách vở,… bằng đơn vị tiền tệ của một quốc gia. Thì thị trường này tập trung mua và bán một loại hàng hóa đặc biệt – tiền và các giấy tờ có giá, các sản phẩm tài chính và công cụ giao dịch.
Mỗi biến động dù là rất nhỏ trên thị trường này cũng đều có thể biến thành con sóng lớn tác động mạnh mẽ đối với toàn bộ thị trường khác. Do đó, kế hoạch dài hạn của mỗi quốc gia thường là ổn định thị trường để phát triển bền vững.
Phân loại thị trường tài chính
Thị trường tài chính gồm 8 thị trường như sau:
- Thị trường Ngoại hối – như Forex hoặc FX.
- Thị trường vốn – như chứng khoán và trái phiếu.
- Thị trường phái sinh – như CFDs hay hợp đồng chênh lệch.
- Thị trường hàng hóa – như vàng, bạc và dầu.
- Thị trường tiền tệ – như nợ ngắn hạn.
- Thị trường tiền điện tử – như Bitcoin và Altcoin.
- Thị trường thế chấp – như nợ dài hạn.
- Thị trường bảo hiểm – chuyển giao rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
Tùy phương pháp và phong cách giao dịch riêng, mỗi trader có thể lựa chọn đầu tư hoặc giao dịch:
– Đầu tư dài hạn: thị trường thế chấp,
– Đầu tư ngắn hạn: thị trường tiền tệ
– Đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn: Forex, cổ phiếu, hàng hóa và CF.
Chức năng của thị trường tài chính
Thị trường này có 5 chức năng cơ bản như sau:
- Điều tiết nguồn vốn:
Thị trường này được coi là “bàn tay quyền lực” dẫn vốn từ nơi “thừa” vốn sang nơi “cần” vốn. Tức là có nhiệm vụ cung ứng nguồn tài chính tới những nơi đang cần. - Định giá sản phẩm:
Giá của các tài sản tài chính được hình thành sẽ giúp nguồn tiền được lưu thông dễ dàng hơn. - Thanh khoản cao:
Do dòng tiền liên tục chuyển dời, các thị trường sẽ có tính thanh khoản khác nhau để đảm bảo chức năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản tài chính. - Giảm thiểu phí rủi ro:
Giúp giảm thiểu chi phí phát sinh cho các nhà đầu tư khi muốn tham gia đầu tư và hợp tác. Bên cạnh đó, chi phí tìm hiểu sản phẩm và các khoản phí khác cũng được giảm thiểu. - Ổn định lưu thông tiền tệ:
Các biện pháp như mua bán các trái phiếu, tín phiếu chính phủ của ngân hàng trung ương trên thị trường tài chính đã giúp chính phủ có thể tạo nguồn thu bù vào khoản thâm hụt ngân sách và điều tiết lạm phát.
Việc mua bán trên thị trường ngoại tệ, ngoại hối cũng góp phần điều chỉnh lượng cung, cầu ngoại tệ. Chính phủ có thể ổn định tỷ giá hối đoái.
Trích dẫn từ finvest.vn
Lê Sơn