Chỉ còn nữa tháng nữa là hết năm 2020 và 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Người lao động đang rất mong chờ vào thưởng Tết. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đang phải nghĩ cách duy trì tháng lương thứ 13 theo đúng quy định của hợp đồng lao động. Đồng thời đây cũng là cách để giữ chân người lao động với những chế độ phúc lợi phù hợp.
Mục lục
Lo lắng khoản thưởng Tết bị cắt giảm, người lao động thấp thỏm
Bằng thời điểm này các năm trước; hầu hết các doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Mức thưởng dành cho các nhân viên cũng được đưa ra. Tuy nhiên năm 2020; do ảnh hưởng nhiều của dịch Covid – 19, kinh tế lao đao trong một thời gian dài. Vì thế doanh thu bị sụt giảm nhiều, thưởng Tết cho nhân viên cũng chưa nghĩ tới.
Với những tác động tiêu cực của dịch bệnh lên nền kinh tế, nhiều người lao động thấp thỏm về khoản thưởng Tết sẽ bị cắt giảm nhiều. Do dịch bùng phát; nhiều người lao động đã phải nghỉ dài ngày để đảm bảo giãn cách xã hội. Sau thời gian ổn định; lượng công việc cũng không được đều đặn. Công ty không tổ chức làm thêm, mà chỉ làm 2 ca vào ban ngày, nên thu nhập giảm hơn nhiều so với năm ngoái. “Nếu như vào tháng 12 năm trước, thu nhập dao động 8-9 triệu đồng; thì năm nay chỉ 5,5-6 triệu đồng. Với mức thu nhập này, hầu như tôi không dành dụm được đồng nào”, Chị Hà – một công nhân cho hay.
Chia sẻ của người lao động
Chị Hà chia sẻ nếu như mọi năm thời điểm này thì các chị em trong công ty rất háo hức thảo luận về kế hoạch nghỉ lễ; nghỉ Tết, mua sắm chuẩn bị Tết,… thì năm nay là một bầu không khí trầm lắng bởi đến nay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang cách đích một chặng đường rất xa, trong khi thời gian không còn nhiều. “Chúng tôi vẫn chưa biết có được thưởng tết như mọi năm hay không”; chị Hà thấp thỏm.
Anh Nguyễn Đức Thường; nhân viên một trung tâm đào tạo tiếng Anh chia sẻ, do những khó khăn về kinh tế, công ty của anh đã liên tục cắt giảm nhân sự từ đầu năm 2020 và mới hoạt động bình thường trở lại từ tháng 10. Vì vậy; thu nhập mỗi tháng của anh còn hơn 6 triệu đồng. “Công ty vừa thông báo thưởng tết dương lịch 500 nghìn đồng/nhân viên, còn thưởng tết âm lịch thì chưa biết”, anh Thường cho hay.
Nỗi lòng của các doanh nghiệp
Trong khi người lao động vẫn đang thấp thỏm chờ lương, thưởng Tết dẫu biết sẽ sụt giảm rất nhiều so với năm ngoái vì ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19; thì những người chủ sử dụng lao động cũng đang đau đầu để có thể đảm bảo lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự của mình.
Chị Nguyễn Hương Giang; trưởng phòng hành chính một công ty sản xuất giày dép, túi xách cho biết, dù tình hình kinh doanh khó khăn nên hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể về mức thưởng Tết cho người lao động; song công ty vẫn sẽ cân đối; đảm bảo quyền lợi người lao động và tài chính doanh nghiệp. Hàng năm, mức thưởng Tết của các nhân viên khác nhau, tùy thuộc vào xếp hạng, đánh giá lao động cuối năm của từng người.
Thưởng Tết sẽ giảm?
Từ thực tế của nền kinh tế, mới đây Bộ Lao động; Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có công văn yêu cầu các sở LĐ-TB&XH chủ động phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống công nhân lao động trong các doanh nghiệp.
Qua đó, các sở LĐ-TB&XH cần kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp; người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, nhất là trong dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021.
Chia sẻ về chuyện thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp, bà Tống Thị Minh – nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định; mức lương thưởng Tết năm 2021 khó tăng so với năm 2020. Nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng giữ ở mức như những năm trước hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên; chắc chắn các doanh nghiệp vẫn sẽ có thưởng Tết để động viên, khuyến khích người lao động.
Bà Minh cho hay: “Mức thưởng tết năm nay có thể giữ nguyên hoặc giảm. Tuy nhiên; do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đây là năm khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Do đó; người lao động và doanh nghiệp cần cùng nhau chia sẻ để vượt qua khó khăn”.
Trích dẫn từ Doanh nghiệp Việt Nam
NĐ