Sức mua của thị trường sẽ tăng từ 15% – 20% dịp Tết Nguyên đán theo Bộ Công Thương dự báo. Với số lượng tăng vụt so với trong năm, các doanh nghiệp đã nâng lượng hàng dự trữ từ 10 – 30% so với năm ngoái. Điều này bù đắp lại sụt giảm của dịp đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 phục vụ người tiêu dùng.
Mục lục
Chuẩn bị lượng hàng hoá phục vụ mua sắm dịp cuối năm
Tết Nguyên Đán Tân Sửu đã đến gần. Còn khoảng 2 tháng nữa là đến dịp mua sắm cao điểm. Các doanh nghiệp đã chuẩn bị xong các phương án sản xuất hàng hoá phục vụ cho người mua sắm dịp cuối năm.
Đa phần các doanh nghiệp (DN) đến nayđã chuẩn bị xong phương án; lượng hàng hóa phục vụ cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm. Cụ thể đối với tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chuẩn bị hàng Tết; tăng cường đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng đặc sản của các địa phương. Tại các siêu thị; trung tâm thương mại đã bắt đầu bày bán các sản phẩm dành riêng cho dịp Tết.
Ngoài ra, việc chủ động tìm kiếm các nguồn hàng phong phú; các nhà cung cấp mới sẽ đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng, đa dạng hơn. Từ đó sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm hàng hoá tăng mạnh vào dịp lễ tết lớn nhất trong năm.
Doanh nghiệp đã chuẩn bị xong lượng hàng thiết yếu lớn
Theo Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op); đến nay hệ thống này đã chuẩn bị xong lượng hàng hóa thiết yếu lớn, có thể phục vụ trọn 3 tháng trước, trong và sau Tết Tân Sửu với tổng giá trị lên gần 5.000 tỷ đồng; tăng gần 20% so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Anh Đức; Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, do tình hình dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa; nên Saigon Co.op đã chủ động lên phương án dự trữ hàng hóa từ rất sớm. Đồng thời; Saigon Co.op cũng đã chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phân phối hàng hóa kịp thời để kịp thời ứng phó với chuyển biến của dịch bệnh nhằm bảo đảm hàng thiết yếu giá tốt luôn đầy đủ, không bị đứt hàng.
Về phía DN sản xuất; Công ty Bibica dự kiến đưa ra thị trường 3.000 tấn bánh kẹo, tăng 29% so với Tết 2020. Theo đó; Công ty có trên 80 chủng loại sản phẩm với các phân khúc khác nhau. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trên thế giới kéo dài, một số mặt hàng trong nước khan hiếm nguồn cung nên giá nguyên liệu tăng đáng kể. Bên cạnh đó; giá các loại chất, phụ gia cũng tăng đến 7-28%. Tuy nhiên, đại diện Bibicacam kết không tăng giá bán sản phẩm.
Doanh nghiệp “đánh cược” vào dịp cuối năm
Ông Nguyễn Quốc Hoàng; Tổng Giám đốc Bibica bày tỏ kỳ vọng Tết là thời điểm rất có ý nghĩa của người dân Việt Nam; nên sức tiêu thụ sẽ không quá ảm đạm. Mùa Tết Trung thu vừa rồi; dù đang trong cao điểm dịch nhưng sản lượng tiêu thụ của Bibica vẫn bằng 90% so với năm trước.
Tương tự, Công ty Vissan cũng đã hoàn thành việc lên kế hoạch chuẩn bị cho thị trường Tết; trong đó có 2.300 tấn thịt tươi sống, 5.200 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 10% so với năm trước.
Nắm bắt nhu cầu mới của người dùng
Theo ông Trần Duy Đông; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021, Bộ Công Thương nhận định sức mua trên thị trường sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, đến nay có 33/63 tỉnh thành có kế hoạch dự trữ bình ổn thị trường. Ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP. Hà Nội khoảng 39.400 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết 2020; tại TP.HCM là 19.680 tỷ đồng, trong đó dành 7.132 tỷ đồng để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường.
Đại diện Nielsen cũng cho rằng, xu hướng người tiêu dùng trong cuộc sống bình thường mới sẽ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Khảo sát của đơn vị này cho thấy, 49% người tiêu dùng cho biết sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, 65% nói sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, 62% người tiêu dùng cho hay sẽ ăn uống ở nhà nhiều hơn. Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ đưa ra các giải pháp để cung ứng sản phẩm hàng hóa tiện lợi hơn, giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng.
Trích dẫn từ Doanh nghiệp Việt Nam
NĐ