Mục lục
Khóa tập huấn về kỹ năng bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống
Vừa qua, một khóa tập huấn về kỹ năng bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc đã được tiến hành. Bên cạnh đó, lớp huấn luyện cũng đề cập về tinh thần giữ gìn và phát huy các yếu tố văn hóa đặc sắc của vùng miền. Bao gồm cả vật thể và phi vật thể. Lớp huấn luyện được lên kế hoạch bởi bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Đồng thời có sự phối hợp tổ chức của sở VHTTDL. Còn có sự hỗ trợ của ban lãnh đạo huyện Ngọc Lặc (thuộc tỉnh Thanh Hóa). Lớp huấn luyện đề cao sự độc đáo và quan trọng của trang phục truyền thống của dân tộc Dao Quần chẹt. Sự kiện nhận được sự hưởng ứng của hơn 70 nghệ nhân. Tất cả đều là những người có tay nghề lâu năm và chữ tín trong cộng đồng.
Được biết, đây là một trong những chương trình nhằm triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL. Quyết định được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành vào ngày 18/1/2019 nhằm đồng ý phê duyệt đề xuất “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thông các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Sau đó không lâu, quyết định số 3002 /QĐ-BVHTTDL cũng được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành vào ngày 20/10/2020. Quyết định nhằm thống nhất đề xuất triển khai phương pháp thực hiện quyết định trước (số 209). Cuối cùng, tất cả thống nhất tổ chức dưới dạng tập huấn tại địa phương tỉnh Thanh Hóa.
Khóa tập huấn mang lại rất nhiều giá trị cho học viên
Thông qua khóa tập huấn, các học viên thu được rất nhiều kiến thức bổ ích. Nhất là trong việc nâng cao ý thức trao truyền. Đồng thời tiếp nhận về kĩ năng truyền đạt cho các thế hệ người Dao Quần chẹt. Giới trẻ hiểu rằng: quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế với thay đổi hàng ngày do tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại. Trong đó, chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhằm trở thành các sản phẩm phục vụ và thu hút du khách tạo điểm nhấn để phát triển du lịch. Qua đó góp phần tạo nguồn thu bền vững phát triển kinh tế xã hội.
Quy trình học tập kết hợp thực hành tại khóa huấn luyện
Tại lớp tập huấn, các học viên đã thảo luận các câu hỏi của báo cáo viên. Chủ yếu xoay quanh nâng cao năng lực về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Còn có các vấn đề về trang bị phương pháp, kỹ năng tổ chức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống. Học viên là người dân tộc thiểu số. Họ thực hiện kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Quần chẹt.
Đồng thời các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu được lắng nghe bà con trình bày. Những đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển trang phục truyền thống được thảo luận. Cũng như bản sắc văn hóa về kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn. Từ đó động viên, khích lệ đồng bào nâng cao ý thức, tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn. Từ đó phát huy giá trị bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch có hiệu quả.
Nguồn: baovanhoa.vn
Hồng Minh