Mục lục
Bức tranh hoàn mỹ mang tên “Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam”
Nối tiếp sự thành công của buổi khai mạc Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam, một sự kiện đáng nhớ của Đắk Nông đã tiếp diễn. Đó là buổi Khai mạc sự kiện đình đám “Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam”. Sự kiện thu hút rất rất nhiều cộng đồng tham dự. Trong đó phải kể đến sự góp mặt của hơn 40 dân tộc khắp cả nước. Hàng ngàn tác phẩm thổ cẩm được trưng bày bắt mắt ở hơn 40 gian hàng. Tất cả tạo nên không khí náo nhiệt và một bức họa tuyệt sắc đậm chất văn hóa đất Việt.
Như nhiều bạn đã biết, thổ cẩm là loại vải đủ sắc màu. Chúng được đan dệt xen kẻ nhau một cách hết sức tinh tế. Không có một quy tắc bắt buộc vào trong quá trình đan vải thổ cẩm. Do đó, sự sáng tạo và ý tưởng độc đáo của những “nhà thiết kế” sẽ tạo nên sự khác biệt. Ban đầu, thổ cẩm chỉ xuất hiện trên trang phục. Dần sau đó, người dân ứng dụng rộng rãi hơn với túi xách, nón, khăn choàng, và nhiều loại phụ kiện khác nữa.
Lễ hội thu hút sự quan tâm của cả du khách tứ phương
Người chiêm ngưỡng “bức họa” này không chỉ có con dân địa phương. Không ít khách du lịch đã không dấu nổi sự thích thú trên gương mặt khi thưởng thức các tác phẩm thổ cẩm. Những bàn tay dẻo dai điêu luyện của các nghệ nhân khiến không ít người lóa mắt. Nhiều người còn tận tay trải nghiệp quá trình đan đồ thổ cẩm dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Thậm chí một số còn phấn khích với những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Giao, Mường, Nùng, Ê-đê,…
Nhiều nghệ thuật văn hóa có cơ hội thể hiện trong sự kiện “không gian Văn hóa thổ cẩm”
Du khách còn được thưởng thức các bản nhạc qua tiếng chiêng, đàn đá. Những vũ điệu của các cô gái đồng bào dân tộc tại Nam Tây Nguyên cũng được trình diễn. Nghệ nhân dệt thổ cẩm Bella H’Bkrông (dân tộc Êđê đến từ Đắk Lắk) cũng chia sẻ. Cô nói: “Đến với Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần này, tôi cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Vì được giao lưu với nhiều nghệ nhân trong cả nước. Đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ nghề dệt thổ cẩm và giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của người Êđê đến cho người dân, du khách. Qua không gian này, tình cảm của đồng bào các dân tộc được gần gũi nhau hơn. Cũng là cơ hội để cùng chung tay để đưa nghề dệt thổ cẩm Việt Nam vươn xa”.
Ban lãnh đạo địa phương nói gì về sự kiện Không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam?
Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Nông cho biết, từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống tinh thần đồng bào nơi đây. Trước kia, nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Nông là nghề thủ công truyền thống, được phát triển rất sớm, rộng khắp các bon, buôn và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần cũng như phát triển kinh tế gia đình. Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Nông vẫn được duy trì phát triển và trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đời sống đồng bào nơi đây.
Nguồn: baovanhoa.vn
Hồng Minh