Mục lục
Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam thành công tốt đẹp
Thường niên, lễ hội Văn hóa thổ cẩm đất Việt vẫn được tổ chức. Đó là nơi trưng bày, triển lãm, khám phá nét đẹp của các tác phẩm thổ cẩm đặc sắc. Vừa qua, lễ hội Văn hóa thổ cẩm 2020 cũng được diễn ra thành công tốt đẹp. Lễ hội lần này thu hút sự quan tâm của hơn 500 nghệ nhân tren khắp cả nước. Bao gồm cả đồng bào nhiều dân tộc và cả những vùng xa xôi hơn. Chứng tỏ nét đẹp văn hóa thổ cẩm của người Việt chưa bao giờ dừng lại.
Đón tiếp nhiều phái đoàn quốc tế
Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 24/11 vừa qua tại khu đảo nổi của thành phố Gia Nghĩa. Được biết, đây cũng là chương trình mở đầu cho chuỗi các sự kiện văn hóa, du lịch trong năm 2020 của Đắc Nông. Lễ hội diễn ra đến hết ngày 29/11. Ngoài sự góp mặt của các tiết mục đậm chất Việt, lễ hội còn vinh dự đón tiếp khách mời ngoại quốc. Các đoàn nghệ nhân khách mời từ Indonesia, Lào, hay Campuchia đều góp vui với chương trình. Gần cuối chương trình, đại diện tỉnh Đắc Nông vinh hạnh tiến lên sân khấu nhận danh hiệu từ UNESCO. Từ đó, Đắc Nông ghi thêm vào lịch sử thành tựu văn hóa của mình với giải thưởng “Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO”.
Nghệ nhân chia sẻ về nguồn gốc lễ hội văn hóa thổ cẩm tại địa phương
Chia sẻ với chúng tôi tại lễ hội, nghệ nhân Y Din, 67 tuổi người dân tộc Êđê (Kon Tum) cho biết, từ khi 2 tuổi bà đã được nghe tiếng khung cửi, đã được nhìn thấy những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo. 12 tuổi, qua sự truyền dạy của bà ngoại, của mẹ nên đã biết dệt. Và năm nay 67 tuổi, mỗi ngày bà Y Din làm việc đều bên khung dệt.
Bà nói rằng, tình yêu với nghề dệt thổ cẩm đã ngấm sâu vào máu thịt, đến khi nào về với Yàng, bà mới buông khung cửi, mới thôi dệt. “Ngày trước, là thiếu nữ ai dệt đẹp sẽ được nhiều chàng trai để ý. Bây giờ, chúng tôi già rồi, chúng tôi giữ, lưu truyền nghề dệt để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống”, bà Y Din nói. Không riêng gì nghệ nhân Y Din, hơn 500 nghệ nhân đến với lễ hội lần này đều có mong muốn được nhà nước quan tâm, phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm tại các bon, buôn tạo công ăn việc làm cho người dân đồng bào, và thổ cẩm trở thành nét văn hóa đặc sắc, thiêng liêng trong đời sống người dân.
Ban lãnh đạo ủng hộ hết mình lễ hội văn hóa thổ cẩm
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định từng chia sẻ. Ông cho rằng thổ cẩm chính là “gia tài văn hóa” mà các nghệ nhân, đồng bào đã chắt chiu, sáng tạo nên. Nó vừa đa dạng vừa độc đáo, chứa đựng nhiều tín ngưỡng, quan niệm sống, tư duy thẩm mỹ. Tất cả đã làm nên những nét văn hóa đặc trưng truyền thống riêng của từng dân tộc. Vì vậy, các cấp chính quyền, trong đó có Đắk Nông đang triển khai những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Qua đó làm sống dậy các làng nghề thổ cẩm tại các bon, buôn, làng, xã. Cũng là cơ hội để thu hút khách tham quan.
Việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là sứ mệnh của chúng ta đối với một phần di sản quan trọng và thiêng liêng đã được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Nguồn: baovanhoa.vn
Hồng Minh