Mục lục
Cách trị tiêu chảy tại nhà cho bé
Thông thường, khi thức ăn đi qua đường tiêu hóa, ruột già sẽ hấp thụ thêm nước. Tuy nhiên, đôi khi điều đó không xảy ra và nó thải toàn bộ chất lỏng trong phân ra ngoài. Chúng ta có thể vô tình bị tiêu chảy bởi vì một lý do nào đó. Các triệu chứng phổ biến của tiêu chảy bao gồm phân nhiều nước, đau quặn bụng và đầy hơi. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch còn yếu thì có nguy cơ mắc tiêu chảy từ virus còn cao hơn. Hạn chế sự khó chịu và đau bụng do tiêu chảy gây ra. Có rất nhiều cách điều trị tiêu chảy cho bé tại nhà đơn giản mà rất hiệu quả.
Tiêu chảy thường là cách cơ thể đối phó với những gián đoạn trong hệ tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiêu chảy cấp tình (bị dưới 2 tuần), như sau:
- Nhiễm virus;
- Nhiễm trùng do vi khuẩn;
- Ngộ độc thực phẩm;
- Sử dụng kháng sinh gần đây;
- Nước bị nhiễm chất lây nhiễm.
Tiêu chảy truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ và thường do vi rút gây ra. Nắm được nguyên nhân gây tiêu chảy cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây. Dưới đây là một số cách trị tiêu chảy từ những nguyên liệu rất đơn giản và dễ làm:
-
Sử dụng hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh là loại quả có vị chát, tính bình. Được ưa chuộng để chữa các bệnh tiêu chảy hoặc kiết lị. Hồng xiêm chín có vị ngọt, mềm mịn là một loại thức ăn dặm rất tốt cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện: Thái hồng xiêm xanh thành từng lát mỏng. Đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Mỗi lần lấy 10 lát đem sắc ngập trong nước. Chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày. Lưu ý các bậc cha mẹ nên nếm thử trước khi cho trẻ uống. Không nên cho trẻ uống quá đặc. Vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, quá trình phơi hoặc sấy cần đảm bảo vệ sinh. Nơi dự trữ đảm bảo khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Cách thứ hai bạn có thể sử dụng hồng xiêm xanh tươi. Đem quả hồng xiêm khoảng 20g rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó, tách hạt và phần xơ chát bên trong trái hồng xiêm rồi cắt nó thành từng lát nhỏ. Đem nấu hồng xiêm cùng 200ml nước sau đó tách lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần. Hiệu quả chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
-
Sử dụng lá ổi
Từ xa xưa ông cha ta đã nhai lá ổi mỗi khi bị tiêu chảy. Cách trị tiêu chảy bằng lá ổi không chỉ hữu ích cho người lớn mà còn cho cả trẻ nhỏ. Lá ổi có vị chát, là một phương thức dân gian chữa tiêu chảy phổ biến.
Cách thực hiện: Sử dụng một vài lá ổi, tốt nhất là búp ổi non. Rửa sạch đem sắc lên cùng nước. Tách lọc lấy nước vào chén cho trẻ uống dần. Mỗi lần chỉ nên uống một chút và uống liên tục rải rác trong vài ngày. Mặc dù nước búp ổi có vị chát nhưng lại dễ uống hơn thuốc và không gây nôn cho bé.
-
Sử dụng cà rốt
Củ cà rốt là loại củ chứa nhiều vitamin với nhiều công dụng. Cà rốt hỗ trợ cho mắt, bổ máu, bổ não và còn đặc biệt trị tiêu chảy hiệu quả cho trẻ. Trong cà rốt có chứa chất pectin. Là loại chất khi ăn sẽ tạo thành một dạng keo có tác dụng làm dịu nhu động ruột. Đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn nội sinh phát triển. Trong cà rốt còn chứa nhiều muối khoáng và kali. Chính vì vậy nó sẽ giúp bù đắp phần nào lượng điện giải bị mất. Giảm thiểu nguy cơ rối loạn điện giải cho bé.
Cách thực hiện: Rửa sạch 500g cà rốt, gọt bỏ đi lớp vỏ, cắt nhỏ, đun sôi cùng 2 lít nước. Đun sôi cạn cho đến khi chỉ còn khoảng 1 lít nước. Đem vớt cà rốt rồi nghiền nhỏ. Bỏ bã rồi cho lại vào nước đun sôi kèm theo một chút muối. Cho trẻ uống thay nước hoặc đem nấu cháo hay súp cho bé ăn. Không những điều trị tiêu chảy mà còn tăng sức đề kháng cho bé. Nếu bé đã ăn thô, bạn có thể rửa sạch bỏ vỏ, luộc chín để bé ăn.
>>Xem thêm: Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Sử Dụng Một Số Loại Trái Cây Tốt Cho Hệ Tiêu Hoá
Trích theo Thầy thuốc Việt Nam
Bảo Hân