Mục lục
Các biện pháp phòng tránh ho cho trẻ
Thay đổi thời tiết, khí hậu thường dẫn đến nhiễm trùng phổi. Biểu hiện phổ biến nhất là ho và cảm lạnh. Hầu hết mọi người sợ hãi sự thay đổi của các mùa từ nhiệt độ này sang nhiệt độ khác. Vì sợ cơ thể của họ sẽ phản ứng với sự thay đổi thời tiết. Nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều hơn là trẻ em và người già. Cảm lạnh và ho là những lý do phổ biến nhất khiến trẻ em bỏ học ở trường. Chúng dễ lây lang quanh năm. Khi nói đến cảm lạnh thông thường, không có cách chữa trị dứt điểm. Không thuốc kháng sinh, không siro và không thuốc viên. Tuy nhiên, có một số biện pháp khắc phục có thể giúp phòng tránh ho cho trẻ.
Khi trẻ lớn lên, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của trẻ cũng phát triển theo. Do đó, các biện pháp điều trị dành cho trẻ sơ sinh sẽ không đủ cho trẻ một tuổi. Tuy nhiên, một số biện pháp khắc phục không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi cụ thể nào. Và có thể được thử cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Có thể là cho trẻ nhỏ hoặc người lớn đã trưởng thành. Sau đây là một số giúp cha mẹ phòng tránh ho cho trẻ:
-
Rửa tay và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh là điều kiện tốt cho nấm mốc, các vi khuẩn, virus phát triển. Điều này khiến trẻ có thể bị viêm mũi, xoang, họng, viêm phế quản… Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đồ đạc,.. để phòng bệnh cho bé. Cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh, chơi động vật… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể trực tiếp rửa tay cho bé. Bên cạnh đó, những người trực tiếp chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Họ cũng cần có ý thức vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.
-
Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi lành mạnh
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý. Đây là cách tự nhiên, hiệu quả để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Nhằm phòng tránh những bệnh lý về đường hô hấp. Nếu trẻ không được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, thiếu ngủ, thường xuyên mệt mỏi. Hệ miễn dịch sẽ suy yếu, khó tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus. Đồng thời, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất khác. Như tinh bột, chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết.
-
Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Thời tiết giao mùa, người lớn, trẻ nhỏ đều dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Thậm chí, những người khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh nhưng vẫn có thể mang virus đang trong giai đoạn ủ bệnh. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho con tới những nơi đông người mùa dịch bệnh. Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng phòng tránh ho cho trẻ.
-
Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột
Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi đột ngột. Cha mẹ hạn chế cho trẻ ngồi điều hòa quá lạnh. Hay nhiệt độ phòng nên để từ 26-27 độ C vào ban ngày, 27-28 độ C về đêm. Nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chênh lệnh quá 5 độ C.
-
Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm chủng là biện pháp thiết lập hệ miễn dịch chủ động cho trẻ. Giúp cơ thể tập cách chống lại các bệnh nguy hiểm. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa. Cụ thể như: cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà…
>>Xem thêm: Cách điều trị cảm lạnh và ho cho trẻ bằng thuốc nam
Trích theo vnexpress.net
Bảo Hân