Mục lục
Bạn cần làm gì để tránh trẻ bị suy sinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng nghĩa là không nhận đủ thức ăn hoặc không đủ một số loại thức ăn. Dấu hiệu chính của suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ em phát triển không tốt. Tăng trưởng quá chậm là một dấu hiệu cảnh báo, có thể bị suy dinh dưỡng nhẹ. Khi sự tăng trưởng ngừng lại hoặc thụt lùi, đứa trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Nếu rơi trường hợp trên, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nặng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ qua nhiều tháng vẫn có thể nguy hại khiến trẻ thấp còi. Không phát triển chiều cao như các trẻ cùng tuổi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng đặc biệt ở trẻ em dưới 1 hoặc 2 tuổi. Trẻ có thể gây gầy còm, nghĩa là trẻ trở nên rất gầy. Vì cơ thể chúng sử dụng cơ bắp và kho dự trữ chất béo để duy trì sự sống. Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi có thể gây ra những khuyết tật nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
-
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Vì nếu ở một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh. Điều này khiến bé mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Làm cho bé kém hấp thu và càng gầy hơn.
-
Tiêm ngừa và tẩy giun định kì
Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với. Đó là những điều người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi.
Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh. Cụ thể như suy dinh dưỡng, viêm gan B, uống ván, cảm cúm,…
-
Xây dựng và rèn luyện thói quen tập thể dụng
Việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao. Tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn. Bé ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp
Không ép buộc bé ăn
Việc ép bé ăn hết một lượng thức ăn nhất định sẽ làm bé càng muốn chống lại và càng không muốn ăn. Hãy bình tính xem xét xem bé thích ăn khẩu vị ra sao. Thực phẩm như thế nào và phải luôn tạo một không khí vui tươi khi ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, và đặc biệt nếu bé không ăn không được dọa nạt bé.
Chế độ ăn uống lành mạnh
– Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc.
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá ba giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
– Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường. Bởi khi trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động. Mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể. Nếu bé đang giai đoạn bú mẹ cần duy trì đến khi bé được 18 -24 tháng tuổi. Nếu bé được 1-2 tuổi cần cho ăn thêm bốn bữa/ngày kết hợp bú mẹ. Và trẻ từ 3-6 tuổi thì cho ăn 5-6 bữa/ngày.
– Chú ý phản ứng bé khi ăn để có thể điều chỉnh nêm nếm thức ăn sao cho hợp lý.
– Nhớ cho thêm dầu mỡ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.
Thay đổi món ăn thường xuyên
Cần thay đổi thường xuyên những món ăn để bé hấp thu dễ. Và không có phản ứng chán ăn. Giúp bé nhận biết được các mùi vị để không bị hình thành tính kén chọn.
Tóm lại
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé ở hiện tại và tương lai. Làm bậc cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho bé yêu đúng cách. Để bé có thể phát triển toàn diện cùng bạn bè bạn nhé.
>>Xem thêm: Bệnh Còi Xương Ở Trẻ Có Thể Chữa Trị Như Thế Nào?
Trích theo vietnamnet.vn
Bảo Hân