Mục lục
Các bài thuốc nam hỗ trợ bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh còi xương ở trẻ thường gặp nhất từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì chúng vẫn đang phát triển. Trẻ em có thể không nhận đủ vitamin D nếu chúng sống ở vùng có ít ánh sáng mặt trời. Do trẻ ăn chay hoặc không uống các sản phẩm từ sữa. Trong một số trường hợp, tình trạng này có tính di truyền. Tuỳ vào độ tuổi mà sẽ có những mức độ còi xương và suy dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, bệnh còi xương ở trẻ thường được điều trị bằng cách tăng lượng vitamin D và canxi. Mức độ vitamin D và canxi có thể được tăng lên bằng cách:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D;
- Uống bổ sung canxi và vitamin D hằng ngày;
- Tiêm vitamin D mỗi năm. Điều này chỉ cần thiết nếu trẻ không thể bổ sung qua đường uống. Hoặc mắc bệnh đường ruột hoặc gan
- Ánh nắng mặt trời cũng giúp cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D. Vì vậy bạn có thể nên tăng thời gian cho trẻ ở tắm nắng vào thời gian thích hợp.
Ngoài các giải pháp về mặt dinh dưỡng hằng ngày, hỗ trợ thuốc hay hỗ trợ về mặt vật lý. Ông bà ta còn có những bài thuốc nam dân gian kết hợp từ những vị thuốc thảo dược. Hiệu quả những bài thuốc này cũng không kém so. Các mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây để hỗ trợ chữa bệnh còi xương ở trẻ:
-
Trẻ em chậm phát triển thể chất, thiếu chiều cao và câng nặng
Lấy 50g hoàng tinh, 100g mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh. Dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần có tác dụng bổ gan, thận.
-
Trẻ em bị chậm dậy thì, thiếu canxi
Dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100g. Mang tất cả các xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.
Dùng 30g ngũ gia bì, táo tầu 5 quả, 15g nhân hạnh đào. Đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo tầu, hạnh nhân.
Dùng 6g hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12g sơn tra. Đem sắc kỹ cho trẻ uống ngày 2 lần.
-
Trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ em dễ bị suy dinh dưỡng nhất ở lúc tuổi từ 6 đến 24 tháng. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt. Hay quấy khóc, ít hoạt động, bụng to dần. Hoặc bắp thịt tay chân mềm nhão, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi…
Các trẻ không hoặc ít được bú sữa mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân. Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đều dễ bị suy dinh dưỡng nếu thiếu điều kiện chăm sóc chu đáo. Đông y giới thiệu một số bài thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ:
Lấy 2g sa nhân, cam thảo nam 4g, thạch môn 4g, sinh địa 6g, bạch truật 6g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng chữa sinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài.
Lấy 5g vỏ quýt, 5g chỉ thực, 5g hoàng liên, 6g kê kim nội, 6g lạ bặc tử (sao). Thêm 10g sơn tra, 10g thần khúc, 10g mạch nha. Đổ 600ml nước sắc còn 150ml chia uống 3 lần trong ngày. Uống sau các bữa ăn hoặc lúc đói bụng (sáng, trưa, chiều).
Lấy 1 cái gan gà thái nhỏ, 10g ý dĩ tán bột, 15g hoài sơn. Hấp chín ngày ăn 2 lần.
Lấy 50g trần bì, 80g hạt quân tử, 100g hoài sơn, 100g hạt keo giậu, 100g thần khúc. Thêm 100g hạt sen, 100g ý dĩ. Tất cả đem phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, hoàn viên bằng hạt đậu xanh. Ngày cho trẻ uống 15 – 20 viên.
Trích theo Nhicao.vn
Bảo Hân