iPhone hay Apple là hai cái tên được nhiều sự quan tâm và săn đón của người tiêu dùng; cũng như giới truyền thông trên thị trường smartphone Việt Nam. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế thị trường, có nhiều thương hiệu smartphone khác được người tiêu dùng lựa chọn. Apple vẫn không phải là thương hiệu smartphone đứng đầu trong thị trường Việt Nam. Với mức giá ở phân khúc cao cấp khiến cho smartphone của thương hiệu này. Apple khó tiếp cận với người dùng ở phân khúc thấp hơn.
Theo một thống kê cho thấy, thị phần của Apple tại Việt Nam có dấu hiệu đi xuống; và liên tục trong 3 tháng đầu của năm 2020. Với đỉnh điểm là tháng 3 năm 2020, chỉ với 5,2% thị phần trong thị trường Việt Nam. Rớt xuống tận vị trí số 6, xếp sau 5 nhà sản xuất smartphone khác. So với hồi tháng 1 năm 2020, Apple có được 7,8% thị phần và đứng ở vị trí số 3. Tuy nhiên, đó chỉ là con số thống kê từ các sản phẩm được phân phối chính thức. Còn các sản phẩm xách tay vẫn chưa được tính và thị phần nói trên. Trong khi đó, thị trường hàng xách tay lại vô cùng sôi động trong nước.
Bên cạnh những thông tin được săn đón từ thương hiệu iPhone. Vinsmart là một cái tên mới nổi lên. Thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng trong nước bởi nhãn hiệu Việt Nam.
Mục lục
Thị trường smartphone Việt Nam đã thay đổi thế nào?
“Sản phẩm công nghệ của người Việt với chất lượng tốt, khuyến mãi tốt, chăm sóc khách hàng cực tốt”
Soi chiếu những gì VinSmart đã làm trong gần 1 năm rưỡi qua vào định hướng mà họ đã công bố ngay từ ngày đầu. Mới thấy rõ hãng điện thoại Việt theo đuổi và thực hiện quyết liệt việc này như thế nào.
Chấp nhận bỏ “tiền túi” ra để giảm giá thành từng sản phẩm để người tiêu dùng sở hữu smartphone Việt chất lượng cao. Với giá luôn thấp hơn sản phẩm khác cùng phân khúc. Đó là việc không phải hãng nào cũng dám làm; cho dù là những thương hiệu “có sừng có mỏ” trên thế giới.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng, 16,7% thị phần (trong tháng 4/2020). Với hơn 1,2 triệu máy được bán ra sau 17 tháng của VinSmart là kết quả tất yếu mà hãng này xứng đáng có được. Và kì tích không phải là những con số, mà là ở việc lần đầu tiên có một hãng điện thoại Việt. Có thể khiến cục diện thị trường smartphone thay đổi sau rất nhiều năm chủ yếu thuộc về các hãng Trung Quốc.
Giới chuyên gia nói gì?
“Từ khi Vsmart xuất hiện, nhiều hãng điện thoại mất luôn lợi thế về giá để cạnh tranh trên thị trường Việt”; ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động chuỗi bán lẻ Thế giới di động (TGDĐ) cho biết. Ông Tuyên nhiều lần nhắc về Vsmart Live hay Joy 3 liên tục cháy hàng tại TGDĐ là điều chưa một hãng sản xuất smartphone thương hiệu Việt nào làm được.
Trong khi đó, ông Phạm Quốc Bảo Duy, Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail phân tích về cách VinSmart đánh trực tiếp vào tâm lý thích cấu hình cao. Mà giá phải tốt của đại đa số người dùng phổ thông tại Việt Nam. Sự quyết liệt của VinSmart khiến các hãng khác phải thay đổi theo; giúp cả thị trường được hưởng lợi.
Phân tích smartphone Việt Nam
“Với cấu hình như Vsmart mang lại thì các hãng khác phải mua hàng với giá cao hơn 30% – 50% hoặc thậm chí có thể gấp đôi. Và khi Vsmart đưa ra chế độ bảo hành dài nhất thị trường là 18 tháng; đổi trả 101 ngày; nhiều hãng cũng đã phải thay đổi về cả chính sách về giá và hậu mãi để cạnh tranh”. Ông Bảo Duy nói.
Theo TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông); chiến lược rõ nét này của VinSmart đã giúp “phổ cập” smartphone đến người Việt; với mức giá tốt và chế độ hậu mãi đúng chuẩn Vingroup.
“Hơn 1,2 triệu máy là con số biết nói, trong đó rất nhiều người chọn Vsmart là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên”; TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định.
Dự đoán bước đi tiếp theo của hãng điện thoại Việt
Sau khi thiết lập vị thế khá vững chắc trên phân khúc phổ thông với hơn 1,2 triệu máy đã được bán ra. VinSmart không giấu mục tiêu tấn công sang phân khúc cao cấp. Vingroup cho biết sẽ đưa VinSmart đến thị trường khó tính nhất thế giới là Mỹ. Thậm chí, Mỹ sẽ là trọng điểm của hãng; sau khi sản lượng tại Mỹ đạt đến mục tiêu đề ra mới tiếp tục triển khai tại các thị trường xuất khẩu khác như Châu Âu, Mỹ Latin, Ấn Độ, Đông Nam Á…
Để chuẩn bị cho cuộc chơi lớn, VinSmart liên tiếp hợp tác với những “gã khổng lồ” trong ngành như Google; Qualcomm để tối ưu hoá phần mềm và phần cứng thiết bị di động. Hay mới đây là nhà thiết kế lừng danh nước Ý Pininfarina để mang tới những đột phá trong thiết kế và trải nghiệm người dùng.
TS Mai Liêm Trực cho rằng, Mỹ là điểm đến thích hợp cho những thương hiệu muốn tiến đánh lên các phân khúc cao hơn. VinSmart có kế hoạch rất bài bản cho khát vọng lớn như vậy khi đã đầu tư rất lớn về nhà máy; con người và công nghệ để từng bước “đuổi kịp”; “vươn lên” và trở thành “người dẫn dắt” trên thị trường smartphone Việt Nam.
Kết luận
“Đứng trên vai người khổng lồ thì mới cao được. Việc hợp tác là quyết định táo bạo nhưng cần thiết nếu muốn smartphone thương hiệu Việt vươn ra quốc tế bởi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, chất lượng. Tôi kỳ vọng, chỉ 2-3 năm nữa, Vsmart sẽ có mặt trong top 3 của thị trường smartphone cao cấp”. Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông nói.
Trong khi đó, theo PGS, TS Nguyễn Đức Minh; Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự thành công ban đầu của VinSmart và bước đi tiếp theo của hãng này có ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn những con số. Minh chứng là, để chuẩn bị cho kế hoạch dài hơi tới đây. Vingroup đã thành lập nhiều viện nghiên cứu và tài trợ mạnh cho khoa học công nghệ. Tạo nền tảng để xây dựng thương hiệu công nghệ Việt bền vững.
“Khi một doanh nghiệp Việt như VinSmart chứng minh năng lực dẫn dắt chuỗi cung ứng của ngành sản xuất thiết bị điện tử sẽ mang về nguồn thu lớn cho Việt Nam; để người lao động trong nước được hưởng lợi nhiều hơn từ các giá trị gia tăng đó; chứ không phải chịu phụ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp FDI”, vị chuyên gia kết luận.
Theo Baovanhoa.vn
Nguyễn Thị Vĩnh