Việc sử dụng dịch vụ số mang đến cho người tiêu dùng rất nhiều những thuận lợi. Việc gia tăng cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ số là chỉ tiêu đề ra. Hoàn thiện tốt dịch vụ mạng 4G, 5G loại bỏ những dịch vụ công nghệ viễn thông lạc hậu.
Mục lục
Chuyển đổi mạng di động
Khách hàng được phép chuyển đổi mạng di động mà vẫn giữ nguyên được số điện thoại của mình. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của các nhà mạng như hiện nay. Những ưu đãi đến từ các nhà mạng sẽ thu hút khách hàng lựa chọn nhà mạng nào để sử dụng. Việc mất phí khi chuyển đổi mạng dị động khiến cho cuộc cạnh tranh cũng gặp không ít khó khăn.
Cũng vì vậy, những nhà mạng muốn chiếm được ưu thế hơn thì phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, việc khách hàng chịu một khoản phí để chuyển đổi thì cũng gặp không ít bất cập. Nhiều dự đoán, các nhà mạng muốn cạnh tranh tốt nhất là căn chỉnh lại mức phí chuyển đổi. Có nhiều chuyên gia còn nhận định, muốn khách hàng thay đổi mạng di động thì nên miễn phí dịch vụ chuyển đổi cho khách hàng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khách hàng đã tiến hành chuyển mạng. Việc chuyển mạng mặc dù được quảng bá rầm rộ nhưng không hề dễ như mọi người tưởng. Nhiều điều kiện được đặt ra mà có khá nhiều khách hàng khó có thể thực hiện. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong năm 2019, các nhà mạng tiếp tục có các chính sách “cởi trói” cho thuê bao để chuyển mạng…
Xu hướng dịch vụ số hiện nay
Xu hướng Internet trên thế giới hiện nay là Internet di động. Công nghệ 4G, 5G đang và sẽ là nền tảng cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, công nghệ 5G sẽ là một nền tảng quan trọng để phát triển nền kinh tế số. Hệ sinh thái số, công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay rất nhiều dịch vụ giải trí, truyền hình, thương mại điện tử, GTVT, y tế… đã được cung cấp trên nền công nghệ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho phép thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông. Có nghĩa là các tài khoản viễn thông sẽ được phép tham gia thanh toán điện tử. Trước đó, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều phải ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán bằng thẻ cào.
Hoàn thiện và phát triển 4G, thử nghiệm 5G
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện đánh giá, trong khi 2G và 3G đang đà suy giảm. Dự báo trong giai đoạn 2019 – 2024, 4G vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Theo số liệu thống kê tháng 5.2018, Việt Nam có trên 123 triệu thuê bao di động. Trong đó có khoảng 20,8 triệu thuê bao 4G, chiếm 40% tổng số thuê bao di động. Dự báo 4G tại Việt Nam sẽ tăng trưởng và đạt đỉnh vào năm 2024. Từ nay đến 2023, ước tính mức độ tiêu dùng dữ liệu 4G sẽ tăng 9 lần.
Trong năm 2019, Bộ TT&TT tích cực tháo gỡ các khó khăn để cấp phép băng tần bổ sung cho 4G. Theo đó, băng tần 2.6 GHz FDD, với lợi thế lớn về mọi mặt được lựa chọn để cấp phép bổ sung cho 4G. Một số đơn vị chức năng liên quan của Bộ TT&TT cũng đang xây dựng lộ trình loại bỏ các công nghệ di động thế hệ cũ. Quy hoạch lại tài nguyên phục vụ cho việc triển khai các công nghệ mới.
Những đánh giá mạng thông tin hiện nay
Theo đó, Cục Viễn thông sẽ phối hợp cùng các doanh nghiệp di động đánh giá ưu nhược điểm và tác động của việc tắt sóng 3G hoặc 2G để giải phóng băng chuyển sang dùng cho 4G báo cáo Bộ TT&TT để có thể tuyên bố kế hoạch tắt sóng 3G hoặc 2G trong thời gian sớm nhất.
Về vấn đề này, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ, đơn vị này đang tiếp tục thực hiện qui hoạch và phát triển mạng 4G, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng, vừa tiếp tục triển khai mạng 4G trên công nghệ tiên tiến LTE-Advanced Pro cho phép gộp các băng tần của 4G để tăng tốc tối đa trên các băng tần 4G gồm có 1800Mhz, 2100Mhz, 2600Mhz sau khi được Bộ TT&TT cấp phép.
Tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị tại Tin Tức ULM nhé
Trích nguồn từ baovanhoa
Phạm Hằng