Với sự phát triển mạnh mẽ của internet hiện nay, thì vấn đề lừa đảo trên website internet cũng nở rộ với nhiều chiêu trò tinh vi. Bất cứ ai sử dụng mạng internet; cũng cần trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm để có thể phòng tránh những thủ thuật lừa đảo đến từ các bọn tội phạm. Chúng ta nên biết rằng mọi thứ trên mạng đều không thể tin tưởng tuyệt đối. Những thông tin được đăng tải trên mang sẽ không chính xác như những gì chúng tuyên bố.
Chúng ta nên biết cách phát hiện nội dung giả mạo trực tuyến; đó cũng là một kỹ năng quan trọng, để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc hoặc phá hủy tài sản của bạn.
Các email giả thường được liên kết với trang web giả mạo. Thông thường, chiêu trò của kẻ lừa đảo là khiến bạn click vào email hoặc theo dõi quảng cáo. Bạn sẽ được đưa đến một trang web giả khác; được ngụy trang làm cho bạn tin tưởng.
Mục lục
Các website mạo danh bị ngừng hoạt động
Trang web các hãng hàng không bị giả mạo
Nhiều trang web mạo danh các đơn vị hàng không đã không thể truy cập vào ngày 16/12 sau khuyến cáo của Vietnam Airlines.
Khi truy cập vào trang vietnamairslines.com, người dùng nhận được thông báo không thể kết nối đến máy chủ. Đây là website mạo danh Vietnam Airlines, với tên miền có thêm chữ “s” ở giữa. Việc không thể truy cập diễn ra không lâu sau khi hãng hàng không quốc gia Việt Nam ra thông báo về tình trạng nhiều website mạo danh hãng để lừa đảo hôm 15/12.
Vietjetair
Vietjetvn.com, một website được cho là mạo danh hãng hàng không VietJet Air, cũng rơi vào tình trạng không thể truy cập từ tối 15/12. Tuy nhiên, ngay hôm sau (16/12), website này hoạt động trở lại, nhưng việc truy cập diễn ra chập chờn.
Vietnam Airlines
Vietnam Airlines cho biết; sau khi phát hiện các website vi phạm về bản quyền thiết kế giao diện, logo, nhãn hiệu, tên miền gây nhầm lẫn. Họ đã đề nghị các cơ quan chức năng xử lý. Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM; đã kiểm tra, xác minh tên, địa chỉ của chủ sở hữu các website sử dụng nhãn hiệu của Vietnam Airlines. Các website mạo danh, như vnairlines.com, vietnamairlinesvn.com; đã bị ngừng hoạt động sau đó.
Tuy nhiên, tình trạng mạo danh các hãng hàng không chưa thực sự chấm dứt. Chẳng hạn, trang vietjetvn.com vẫn hoạt động dù chập chờn. Một website mạo danh Việt Nam Airlines khác – vietnamaairlines.com (tên miền có thêm chữ ‘a’ ở giữa); vẫn tồn tại và chưa bị xử lý. Khi tìm kiếm trên Google với tên các hãng hàng không; hàng chục tên miền dễ gây nhầm lẫn vẫn xuất hiện.
Phần lớn tên miền của các website giả mạo là tên miền quốc tế; được cung cấp bởi một đại lý tại Việt Nam. Đơn vị này cho biết, hai tên miền vietjetvn.com và vietnamaairlines.com không vi phạm nguyên tắc đặt tên nên vẫn được cấp và sử dụng.
Theo các chuyên gia, người dùng cần tự cảnh giác trước các website giả mạo này, đặc biệt cuối năm, nhu cầu đi lại bằng máy bay nhiều. Người dùng nên mua vé trên website, đại lý, phòng vé chính thức của các hãng và yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định. Ngoài ra, có thể mua qua ứng dụng smartphone của các hãng hàng không.
Các trang web khác
Việc mạo danh các thương hiệu lớn để lừa đảo từng diễn ra nhiều lần tại Việt Nam. Hồi tháng 8/2019, một website tại địa chỉ samsungvietnam.online được làm với giao diện giống website của Samsung; bán Galaxy Note10 hàng giả, giá 4,5 triệu đồng. Trên Facebook, nhiều fanpage mạo danh các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee bán điện thoại rởm, khiến nhiều người bị lừa.
Tháng 11 vừa qua, một cá nhân làm website mạo danh ngân hàng bị phạt 7,5 triệu đồng; do vi phạm quy định tại điều 5, nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, một trong những hành vi bị cấm là “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Theo Vnexpress.net
Nguyễn Thị Vĩnh