Digital transformation là chuyển đổi số. Về cơ bản, khái niệm chuyển đổi số ra đời trong bối cảnh internet phát triển bùng nổ và trở nên vô cùng phổ biến trong khoảng thời gian những năm gần đây. Nó là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến và hiện đại vào những khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ góp phần làm thay đổi toàn diện cách mà một doanh nghiệp vận hành. Nếu đạt hiệu quả, chuyển đổi số sẽ làm tăng hiệu quả làm việc; tối ưu các hợp tác và mang lại nhiều giá trị mới cho khách hàng.
Số hóa là một quá trình dài hạn và phức tạp. Nó không đơn giản chỉ là những áp dụng công nghệ của doanh nghiệp để thực hiện các công việc. Số hóa là quá trình sử dụng công nghệ để sửa đổi cái cũ hoặc tạo ra các quy trình kinh doanh mới. Chuyển đổi số góp phần làm nâng cao trải nghiệm và văn hóa của khách hàng hiện có; nhằm đáp ứng sự thay đổi ngày một nhiều của thị trường hiện nay và các yêu cầu trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục lục
Chuyển đổi số là một cuộc chạy tiếp sức
Sau quá trình số hóa của Việt Nam; người dân, doanh nghiệp đều có thể sử dụng các nền tảng công nghệ số, để biến chúng thành dịch vụ cơ bản như điện, nước.
Số hóa là một trong những quyết tâm lớn nhất của Chính phủ; với định hướng kinh tế và xã hội số toàn diện vào năm 2030. Tại sự kiện Chuyển đổi số Quốc gia: Chia sẻ và Kết nối diễn ra ngày 14/12. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định đây là một sự dịch chuyển chưa có tiền lệ; như một chặng đường dài, và đây là lúc người Việt Nam phải kết nối, đi cùng nhau.
Chuyển đổi số chỉ thành công nếu có sự tham gia của toàn dân
Vì việc số hóa như một cuộc chạy tiếp sức; ông Dũng cho rằng để thực hiện chuyển đổi số mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải đưa ra một chiến lược, kế hoạch hành động
Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Huy Dũng cho rằng chuyển đổi số là một quá trình dài; như một cuộc chạy tiếp sức..
Sẽ không có một kế hoạch chung; bởi mỗi cơ quan, tổ chức có những đặc trưng khác nhau. Do vậy, người đứng đầu phải là người tư duy, lựa chọn định hướng về chuyển đổi số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu rõ số hóa là một quá trình cần sự tham gia của mọi doanh nghiệp; cơ quan nhà nước và các tổ chức. Trong đó, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực để phát triển hạ tầng, nền tảng, dịch vụ cho số hóa.
Chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp
“Đối với các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ; hãy sử dụng công nghệ số như là một dịch vụ, thông qua việc sử dụng các nền tảng. Lúc đó, công nghệ số cũng giống như điện, nước, các dịch vụ cơ bản chỉ bình quân vài chục nghìn đồng/người mỗi tháng. Chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Nghĩa là, công nghệ số, dịch vụ số phải được phổ cập; kèm theo đó là dịch vụ an toàn, an ninh mạng cũng phổ cập; giá thành rẻ, dễ sử dụng, tiện ích cho mọi người”, ông Dũng cho biết.
Để trả lời những câu hỏi như số hóa bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị gì… ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho rằng cách duy nhất là hành động. Phải kết nối cùng nhau, chia sẻ cùng nhau; khai thác tối đa sức mạnh của những tiến bộ công nghệ để tạo ra những giá trị mới cho xã hội, cho đất nước.
Theo Zingnews.vn
Nguyễn Thị Vĩnh