Mục lục
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được xây dựng rất công phu
Con dân Tiền Giang nói riêng và miền Nam nói chung chắc hẵn từng đến Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác ít nhất một lần trong đời. Ngôi chùa nằm thanh tịnh ở ấp 1, xã Thạnh Tân (Tân Phước – Tiền Giang). Thiền viện được dựng xây từ năm 2012. Phong cách kiến trúc truyền thống được áp dụng. Đó là phong cách của phái Trúc Lâm Yên Tử trước đây. Gần một năm xây dựng, ngôi chùa được khánh thành vào năm 2013.
Từ đó, nơi đây trở thành thánh vị yên tĩnh để nhiều người đến tu học. Bốn bề cây xanh bao phủ cùng bầu không khí trong lành, thanh tịnh làm nên không gian thiêng liêng ấn tượng. Người dân địa phương cũng rất tự hào giới thiệu địa điểm này đến khách du lịch. Vì vừa có vẻ đẹp rất riêng, vừa là niềm tự hào của người dân tỉnh Tiền Giang.
Những kiệt tác tại Thiền Viện
Tại Thiền viện, người ta phục dựng lại thánh tích Tứ động tâm. Đó là nơi tọa lạc của 4 tòa tháp. Tất cả đều được thiết kế theo mô hình truyền thống như chánh điện. Bao gồm: Tháp Bồ Đề Đạo Tràng – vị trí Phật hành Đạo; Tháp Lâm Tỳ Ni – nơi Phật Đản Sanh; Câu Thi Na – vị trí Phật nhập Niết Bàn; cùng với Tháp chuyển Pháp Luân – là địa điểm mà Phật thuyết pháp lần đầu tiên. Người người cũng trầm trồ trước những bức tượng phật được điêu khắc điệu nghệ nơi này. Trong đó, cao nhất là tượng Đức Phật Hành Đạo với 2.4 mét. Ngoài ra còn có tượng Đức Phật Đản Sanh cao 1.4 mét; tượng Đức Phật chuyển Pháp Luân với độ cao 1.8 mét.
Tất cả đều bằng đá hoa cương. Tứ động tâm, bốn thánh tích thiêng liêng làm lay động lòng người. Tận trong sâu thẳm của mỗi người con Phật ai cũng mong mỏi được ít nhất một lần trong đời chiêm ngưỡng và lễ bái bốn Phật tích, để tiếp nhận thêm niềm tin, sức sống và năng lượng yêu thương. Bốn thánh tích được phục dựng tại đây với nguyện mong nhằm tạo duyên lành cho những Phật tử gần xa không có đủ duyên đến Ấn Độ để chiêm bái, thì có thể đến thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác chiêm bái.
Lễ cung rước và an vị tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Sáng ngày 20.12.2020 ( mùng 7 tháng 11 năm Canh Tý), Lễ cung rước và An vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được thực hiện với nghi thức Phật giáo tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Kế đó là lễ đặt đá khởi động xây dựng “Quần thể Không gian Thiền sư Việt”. Lịch sử ngót 2000 năm thiền Việt được thể hiện qua hệ thống chân dung nhiều vị thiền sư: Mãn giác thiền sư, Tuệ Trung thượng sĩ, tam tổ Trúc Lâm cùng nhiều bia đá khác họa những bài kệ của các Thiền sư Việt.
Cùng với “Tứ động tâm” – 4 di sản Phật giáo đỉnh cao của thế giới – đã được phục dựng: Lâm Tì Ni (nơi Phật Thích Ca đản sinh); Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Phật thành đạo); Lộc Uyển (nơi Phật chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Phật nhập Niết bàn), thì việc tạo dựng “Quần thể Không gian Thiền sư Việt” là điểm sáng tôn vinh bản sắc văn hóa tâm linh Việt.
Đôi lời về nét độc đáo của ngôi chùa
Đặc biệt, nét độc đáo của quần thể này là sự phục dựng lại thánh địa Ngọa Vân – nơi Đức Vua Trần Nhân Tông hóa Phật – bằng chất liệu chủ yếu là gốm cổ Luy Lâu – địa danh phát tích Phật giáo Việt Nam… Công trình văn hoá tâm linh thuần Việt này được nhóm kiến trúc sư tiêu biểu, có uy tín do TTV mời sáng tạo ý tưởng, thiết kế và phối hợp với Thiền viện tổ chức thực hiện.
Nguồn: baovanhoa.vn
Hồng Minh