Mục lục
Làm bố cũng ảnh hưởng đến tư tưởng sống của con cái
Ngày nay, vai trò của người đàn ông và phụ nữ trong gia đình là ngang nhau. Phụ nữ có thể phụ chồng kinh tế. Người chồng cũng có thể hỗ trợ vợ việc nội trợ, chăm sóc con cái. Bạn có tin rằng một đứa bé có sự chăm sóc của cả cha và mẹ sẽ hạnh phúc và ngoan hơn không? Điều có khoa học chưa thể chứng minh. Nhưng có thể cảm nhận được từ những người đã làm cha làm mẹ. Thực tế, không chỉ có mẹ mới đóng vai trò chính yếu trong việc dạy con. Vai trò của người bố cũng không hề kém cạnh. Người ta tin rằng những hành động của bố sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tư cách sống của con sau này. Vậy nên làm bố như thế nào để không tác động tiêu cực đến các con?
Những điều người làm bố cần hạn chế tối đa để tránh làm hại con
Nghiện điện thoại và nghiện game
Một số ông bố đi làm về là coi như hết gánh nặng trong ngày. Ông quăng cái cặp xuống ghế rồi thế là cắm đầu vào điện thoại. Bấm điện thoại đã đời, hắn lại mò sang PC chơi game điện tử. Vợ thì lụi hụi trong bếp không hết chuyện. Con thì chơi lủi thủi một mình, lăn lóc từ tường nhà xuống gầm giường.
Ngay cả những chuyện lặt vặt giúp vợ như đổ rác, quét nhà, phơi đồ, họ còn không chú tâm. Huống gì chuyện chơi với con. Họa may, nếu người chồng có nhận việc chăm con thì cũng rất nguy hiểm đến con. Bởi vì khi chơi game, mọi người sẽ không để ý đến mói sự việc bên ngoài, và trẻ em thì luôn hiếu động khi không có người lớn quan sát, mọi trường hợp xấu nhất đều có thể xảy đến với con.
Việc bỏ bê gia đình để đâm đầu vào các trò chơi không khác gì “bạo hành lạnh”. Theo thời gian, con sẽ không muốn giao tiếp với bố và càng ngày mối quan hệ cha – con càng xa lánh. Các con cũng trở nên cô đơn và tự kỷ hơn so với các bạn. Một nguy cơ khác xấu hơn là con cái có thể trở thành một người nghiện game như bố.
Làm bố nhưng có tư tưởng bạo lực
Một người đàn ông sẵn sàng sử dụng bạo lực, dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng là người không đáng để phụ nữ phải níu kéo.
Với những ông bố có tính cách nóng nảy dùng nắm đấm và cái đá chân để phạt khi trẻ phạm lỗi hoặc dùng bạo lực để giải quyết vấn đề sẽ khiến trẻ nhớ lâu sau khi bị phạt. Cách giáo dục như vậy sẽ càng khiến đứa trẻ có xu hướng bạo lực hơn hoặc chúng có tính cách bốc đồng. Cuộc sống của bé trong tương lai dễ trở thành một người xấu trong mắt mọi người.
Ngay cả khi bạn không ra tay đánh con, một người đàn ông thường xuyên quát tháo, la mắng con cũng có thể coi là người đàn ông bạo lực và gây ảnh hưởng tiêu cực đến con.
Làm bố nhưng chỉ biết nói chứ không thực hiện được
Nói chung, nói thì ai cũng có thể nói được, thậm chí là rất hứa hẹn, nhưng nếu muốn đưa những điều đã nói, đã hứa thành hành động thì có lẽ không đơn giản như vậy.
Khi đứa trẻ đang khóc, một số ông bố hứa sẽ mua một món đồ chơi cho con, nhưng sau đó vài ngày ông lại lơ đi, thậm chí không nhớ rằng mình đã hứa như vậy. Điều này sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy rằng cha của nó không đáng tin. Nếu sự việc này cứ lặp đi lặp lại thường xuyên trong thời gian dài, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình bị mất uy tín và cũng dần không tin vào mọi người xung quanh.
Hút thuốc lá, thuốc lào
Bạn phải biết rằng mùi khói thuốc rất nhạy cảm với trẻ em. Nếu từ nhỏ đã sống trong môi trường có khói thuốc thì khi lớn lên chúng cảm thấy rất ghét bố.
Vì vậy, nếu bố thích hút thuốc, đừng hút thuốc trước mặt con cái. Hãy cố gắng không hút thuốc ở nhà. Hãy tạo cho con một môi trường sống tốt. Để con có thể lớn lên thật khỏe mạnh và vui vẻ.
Hơn nữa, như chúng ta đều biết, khói thuốc vô cùng cho có hại cho sức khỏe. Nhất là với trẻ em. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bố hút thuốc thường xuyên thì đứa con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi nhất.
Nguồn: Eva.vn
Hồng Minh