Mục lục
Mùa lạnh là thời cao điểm của bệnh cúm
Thời tiết miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta đã bắt đầu chuyển lạnh. Nhiệt độ buổi sáng có khi chỉ còn 10 độ C. Dưới cái lạnh băng giá, bệnh cúm vặt lại có thời cơ ngoi lên. Những người mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết chắc chắn phải ho khò khòe, sổ mũi, sốt nhẹ vài hôm. Bệnh cúm có lẽ là một trong những bệnh kinh điển nhất, dễ xảy ra nhất.
Mặc dù ai bị bệnh cúm rồi đều có thể hiểu. Thực ra, bệnh cúm rất dễ điều trị. Đa số chỉ cần uống vài liều thuốc được dược sĩ bán ở quầy thuốc tây là có thể khỏi trong tuần. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là đối tượng hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện. Sức đề kháng cũng vì thế mà không mạnh mẽ như người lớn. Do đó, trẻ nhỏ mắc bệnh cúm thường phức tạp hơn. Một số trường hợp nguy hiểm hơn là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Viêm phổi, tê liệt dây thần kinh số 7,… đều là biến chứng từng gặp ở bệnh cúm thông thường.
Vậy nên cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa và cùng bé đối phó với bệnh cúm? Những chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn.
Đối phó với bệnh cúm trong mùa lạnh
Tiến sĩ Ðỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: “Hơn hai tháng qua, có 820 trẻ nhập viện. Riêng tháng 11, gần 500 bệnh nhân bị cúm nhập viện. Con số này tăng 10% đến 20% so với trước.”
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh cúm bình thường
Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng: viêm đường hô hấp, như: viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát…; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp, như: viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì gây viêm phổi nặng.
Tiêm ngừa cho bé là biện pháp an toàn nhất
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho… Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục. Đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh diễn biến nặng hơn như viêm phổi, biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Hải để phòng bệnh ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vaccine cúm và đeo khẩu trang, cách ly.
Khuyến cáo từ Bộ Y tế
Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch;
- Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối;
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng;
- Tiêm vắc-xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm;
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Chú ý sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết;
- Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi-rút (như thuốc Tamiflu). Thuốc này cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc;
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Nguồn: giadinh.net
Hồng Minh