Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với thị trường kinh tế thế giới do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19. Cũng như các thị trường khác, thị trường thực phẩm cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Trong mọi tình hình thì lương thực, thực phẩm vẫn là nhu cầu hàng đầu của con người. Chính vì thế mà cho dù có bị ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu thì thị trường thực phẩm vẫn cho thấy khả năng phục hồi khả quan và nhanh chóng hơn các thị trường khác.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì ngành nông nghiệp vẫn có khả năng tăng trưởng tốt. Các mặt hàng thực phẩm trược trao đổi, giao dịch nhiều nhất trên thế giới là ngũ cốc, dầu, thịt, sữa, cá và đường. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên xu hướng và triển vọng sắp tới của một số mặt hàng trong năm tới.
Mục lục
Ngũ cốc
Mặc dù có những xáo động do đại dịch gây ra, dự báo đầu tiên của FAO cho niên vụ 2020/21 về tình hình cung và cầu ngũ cốc vẫn tương đối tích cực. Triển vọng ban đầu, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2020 vượt qua kỷ lục của năm trước 2,6%.
Thương mại ngũ cốc thế giới niên vụ 2020/21 dự kiến sẽ đạt mức 433 triệu tấn. Nghĩa là tăng 2,2% (tương đương 9,4 triệu tấn) so với niên vụ 2019/20. Lập kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi thương mại gia tăng của tất cả các loại ngũ cốc chính.
Thịt
Tổng sản lượng thịt thế giới được dự báo giảm 1,7% trong năm 2020. Nguyên nhân do các bệnh động vật, sự gián đoạn thị trường do COVID-19 và ảnh hưởng của hạn hán.
Thương mại thịt quốc tế có khả năng đăng ký tăng trưởng vừa phải. Nhưng tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm 2019. Phần lớn được duy trì bởi nhập khẩu cao từ Trung Quốc.
Giá thịt quốc tế đã giảm 8,6% kể từ tháng 1/2020. Thịt cừu giảm mạnh nhất, tiếp theo là thịt gia cầm, thịt lợn và thịt bò. Nguyên nhân do tác động của các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19 liên quan đến khó khăn về logistic, nhập khẩu toàn cầu giảm mạnh và khối lượng đáng kể các sản phẩm thịt không bán được.
Thủy sản
Đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến thị trường thủy sản. Đặc biệt là các sản phẩm tươi sống và các loại hải sản phổ biến đối với nhà hàng. Về phía cung, các đội tàu đánh cá đang nhàn rỗi và các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản đã giảm mạnh thả giống.
Đại dịch đã tác động mạnh đến sản xuất tôm và cá hồi toàn cầu. Mùa nuôi tôm ở châu Á, bắt đầu vào tháng 4, hiện đã bị trì hoãn đến tháng 6/tháng 7. Ở Ấn Độ, sản lượng tôm nuôi dự kiến sẽ giảm 30 – 40%.
Ngoài ra, nhu cầu đối với cả tôm tươi và đông lạnh trên toàn thế giới đang giảm đáng kể. Trong khi nhu cầu về cá hồi dự kiến sẽ giảm ít nhất 15% vào năm 2020. Đặc biệt, doanh số bán lẻ cá hồi tươi giảm đáng kể, sẽ không hồi phục một thời gian ngắn.
Đường
Sản lượng đường thế giới niên vụ 2019/20 dự báo sẽ giảm trong năm thứ hai liên tiếp và giảm xuống dưới mức tiêu thụ ước tính toàn cầu – giảm lần đầu tiên trong 3 năm.
Thương mại đường được dự báo sẽ tăng nhờ giá thấp. Đồng thời thiết lập lại nguồn cung dự trữ tại một số nhà nhập khẩu truyền thống.
Kỳ vọng thâm hụt sản xuất đường toàn cầu cho mùa vụ 2019/20 không mấy hỗ trợ giá đường quốc tế, vốn đã giảm từ giữa năm 2017 và thấp hơn chi phí sản xuất đối với đại đa số các nhà sản xuất thế giới.
Sữa
Mặc dù có gián đoạn thị trường do đại dịch COVID-19, sản lượng sữa thế giới đang cho thấy khả năng phục hồi, có thể tăng 0,8% vào năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu sữa thế giới dự kiến sẽ tăng 4%.
Hạt có dầu
Mặc dù triển vọng nhu cầu giảm, dự báo mới nhất của FAO về sản lượng hạt có dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ hạt có dầu có xu hướng giảm, do sự co lại rõ rệt trong sản xuất.
Xem thêm các tin tức khác tại đây.
Trích dẫn www.mard.gov.vn
Lê Sơn