Sau thời gian chống chọi dịch Covid-19, các chuyên gia lo ngại sự biến động chứng khoán thế giới sẽ tạo nên nhiều cuộc khủng hoảng ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 2020 có lẽ là một năm đầy biến động của thế giới. Đại dịch Covid-19 tưởng chừng như chỉ là một bệnh có thể chữa trị đơn giản. Thế nhưng nó đã khiến nền y học thế giới choáng váng. Cướp đi biết bao sinh mạng của nhiều người. Làm trì trệ sự phát triển của nhiều ngành nghề.
Trải qua quãng thời gian đau thương, thị trường tài chính thế giới đang dần hồi phục. Thế nhưng, nhiều chuyên gia lo ngại những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa chứng khoán thế giới đang âm ỉ chờ ngày bùng lên. Điều gì sẽ xảy ra nếu sự khủng hoảng này kéo dài và lan rộng hơn vào năm sau? Nó ắt hẳn là cơn ác mộng của nhiều chuyên gia đầu tư chứng khoán. Dưới đây là một số nguy cơ được dự đoán sẽ đe dọa sự ổn định của chứng khoán thế giới 2021. Tuy rằng tỷ lệ xảy ra thấp nhưng không điều gì con người chúng ta có thể đoán biết trước được.
Mục lục
Đảng Dân chủ thắng Georgia và kiểm soát Thượng viện
Đảng Dân chủ khởi xướng chương trình lập pháp để tăng thuế và thay đổi quy định nhắm vào lĩnh vực công nghệ.
Tác động: Cổ phiếu công nghệ lao dốc và lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng vọt dựa trên lo sợ về cung.
Mỹ và Trung Quốc tìm ra tiếng nói chung
Trung Quốc đồng ý để nhân dân tệ tăng giá nhằm tăng sức mua cho doanh nghiệp và người dân nội địa.
Tác động: Tỷ giá USD/CNY giảm xuống 6.
Kích thích tài khóa và tiền tệ thúc đẩy sự phục hồi mạnh nhất trong một thế kỷ
Nhà đầu tư dịch chuyển lượng vốn ngày càng tăng sang các thị trường như đồng kim loại với kì vọng đạt được lợi nhuận từ tài sản thực.
Tác động: Giá đồng tăng 50%.
OPEC tan vỡ đe dọa sự ổn định chứng khoán thế giới
Để bù đắp thâm hụt ngân sách, các nước xuất khẩu dầu phá vỡ cam kết về hạn mức và sự hợp tác của các nước OPEC sụp đổ.
Tác động: Giá dầu quay đầu giảm còn 20 USD/thùng.
Hy vọng về kích thích tài khóa của châu Âu tan biến
Năng lực hỗ trợ cuộc phục hồi kinh tế của ngân hàng trung ương châu Âu ngày càng bị ngờ vực với chính sách lãi suất bằng 0 và quy mô bảng cân đối tài sản gần chạm mức 100% GDP.
Tác động: Tỷ giá EUR/USD giảm xuống 1,06 vào giữa năm sau.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ từ bỏ chính sách đồng USD mạnh
Khi Quốc hội thất bại trong việc thống nhất về gói cứu trợ. Bộ trưởng tài chính tương lai Janet Yellen hạ giá đồng USD để xoa dịu tình hình tài chính.
Tác động: Đồng USD suy sụp, giảm 15%.
Các nước mới nổi vỡ nợ dẫn đến biến động chứng khoán thế giới
Làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp bắt đầu từ từ và dần lan sang các thực thể thuộc sở hữu nhà nước. Dẫn tới xếp hạng tín dụng bị giảm.
Tác động: Tới quý II năm sau, chứng khoán của các thị trường mới nổi bốc hơi 30%, mức giảm mạnh nhận kể từ 2013.
Tổng thống Mỹ Joe Biden từ chức sẽ ảnh hưởng chứng khoán thế giới
Thất vọng vì không khắc phục được sự chia rẽ sâu sắc giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Đồng thời chịu sức ép từ các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội. Ông Biden từ chức để ủng hộ phó tướng Kamala Harris lên làm tổng thống.
Tác động: Chứng khoán Mỹ điều chỉnh mạnh, chênh lệch tín dụng nới rộng, đồng USD nhanh chóng mất giá.
Theo VietnamBiz
Bảo Vân