Nhà nghiên cứu Trịnh Bách luôn trăn trở làm sao để giữ được nghề truyền thống của dân tộc. Nhìn những nghề cứ mất dần trước mắt, ông không đành lòng. Vậy là với tâm huyết của mình, ông Trịnh Bách đã đưa ra ý tưởng khôi phục những món đồ chơi Trung thu mang đậm bản sắc Việt – di sản của ông cha ta để lại.
Mục lục
Con đường khôi phục nghề truyền thống nhiều khó khăn
Mang những suy tư và mong muốn của mình đi nhiều nơi để tìm kiếm; ông Trịnh Bách đã gặp nhiều khó khăn. Một thời gian trôi qua; tới gần đây ông mới có duyên gặp được nghệ nhân làm đèn Trung thu tại thành phố Hồ Chí Minh. Khởi đầu còn nhiều gian nan bởi phần lớn nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống phần lớn đã thất truyền.
Ông Trịnh Bách chia sẻ: Trong hành trình của mình; điều khó khăn nhất là tìm một người biết nghề và yêu nhề. Bên cạnh đó; tìm nguyên liệu chính gốc cũng không hề dễ dàng gì. Trải qua thăng trầm của thời gian; nhiều bí quyết trong nghề cũng đã dần bị mai một.
Hành trình tìm lại bản sắc văn hoá
Từ những ký ức Trung thu xưa kết hợp với việc xem; chụp ảnh những con giống bột màu, những đèn lồng truyền thống đang được lưu giữ trong các bảo tàng ở châu Âu; ông Trịnh Bách bắt đầu hành trình đưa con giống bột màu, lồng đèn trở lại với đời sống đương đại. Khoảng năm 1998; trong một lần tìm kiếm, ông gặp được anh Đặng Văn Hậu; một người nặn tò he rất khéo tay ở Phú Xuyên (Hà Nội).
Tuy nhiên, hỏi Hậu và cả ông ngoại của anh về con giống bột chơi tết Trung thu thì họ đều không biết. Gần chục năm sau; vào năm 2017; Đặng Văn Hậu may mắn được gặp bà Phạm Nguyệt Ánh ở Nhân Hòa (Hà Nội); được coi là nghệ nhân cuối cùng của dòng con giống bột Đồng Xuân. Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết: “Với kiến thức của bà Nguyệt Ánh; tay nghề của Đặng Văn Hậu và những tìm tòi, nghiên cứu của tôi, ba chúng tôi đã khôi phục lại được một số con giống bột màu theo cổ truyền”.
Người giữ lửa Tết Trung thu
Việc phục dựng đèn Trung thu cũng không đơn giản. Từ năm 2007, ông Trịnh Bách đã rong ruổi ở khu Phú Bình, quận 11, TP.HCM là nơi vẫn sản xuất đèn Trung thu từ khi ông còn bé, tìm nghệ nhân tâm huyết, có tay nghề cao để phục hồi lại nghệ thuật quý báu này. Nhưng mãi đến năm 2017 ông mới có cơ duyên gặp được một gia đình từng có truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáp (Nam Trực, Nam Định). Kể từ đó, những chiếc lồng đèn cổ xưa dần thành hình, mang phong cách Báo Đáp của những năm 1950.
Nhìn lại hành trình tìm về truyền thống những năm qua của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, nhiều người ví ông như người “giữ lửa Tết Trung thu”. Còn ông thì chỉ coi đó như một lẽ đương nhiên khi ứng xử với di sản của ông cha, để truyền thống được tiếp nối, như lời ông chia sẻ: “Qua những việc làm cụ thể của mình, tôi không dám mong mỏi gì hơn là khôi phục lại được những truyền thống quý báu của đất nước, để mọi người biết được giá trị văn hóa nước Việt”.
Trích dẫn từ Báo Văn hoá
NĐ