Ông Lâm (tỉnh Sóc Trăng) là một nghệ nhân ưu tú. Ông là niềm tự hào của người dân nơi đây khi đang nắm giữ trí thức dân gian của nghề truyền thống – đan lát. Với ông, giữ nghề cũng chính là giữ lấy văn hoá. Dù những sản phẩm làm ra đơn giản để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự khéo léo, kỳ công và tình yêu dành cho nghề.
Mục lục
Nguyên liệu tre, trúc được coi như người bạn tri kỷ
Nghệ nhân Lâm cho biết nghề đan lát không biết có từ bao giờ. Ông chỉ biết từ khi còn nhỏ, ông đã thấy bố mẹ; ông bà mình đã đan lát từ những nguyên liệu mộc mạc như tre, trúc. Vì thế; hình ảnh của tre và trúc đã trở thành vật gắn bó với tuổi thơ và cả cuộc đời ông. Ông làm nghề đan, rồi lấy vợ, dựng nhà và là nghề mưu sinh cho đến ngày nay.
Những sản phẩm đan ra đã giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây. Ông Lâm kể rằng trước đây đời sống của người dân xã Phú Tân cũng còn nhiều khó khăn. Vì thế những vật dụng sinh hoạt hằng ngày đều là tự làm ra. Bản thân ông; ngay từ nhỏ với tính siêng năng và chịu khó quan sát; được sự chỉ bảo của gia đình, nên sau một thời gian ngắn đã có thể nắm vững kỹ thuật đan và tự đan cho mình những vật dụng cần thiết.
Theo truyền thống của người Khmer; con trai đến tuổi phải đi tu để trả hiếu cho cha mẹ, nên ông cũng xuất gia vào chùa rèn chữ; học kinh. Trong suốt 7 năm tu tập ở đây; ngoài việc làm tròn bổn phận của người con Phật, thời gian rảnh, ông chẻ tre đan lát để không quên nghề truyền thống của gia đình. Sau khi ông mãn tu, hoàn tục về với gia đình, đất nước lại đang cần những thanh niên trai tráng như ông; thế là con tim khao khát cống hiến của chàng trai Lâm Liếp lại hối thúc lên đường.
Tâm huyết với từng sản phẩm
Sau những câu chuyện chia sẻ đầy ắp tâm tư; quay lại chuyện nghề đan lát hiện tại, nghệ nhân Lâm Liếp phấn khởi khoe, tuy phần lớn người dân không còn sử dụng các vật dụng đan lát cho nhu cầu mưu sinh hằng ngày như xưa kia; nhưng ngày nay nhiều người lại ưa chuộng để làm sản phẩm trang trí; quà lưu niệm du lịch, đặc biệt là dụng cụ học tập… do vậy mà công việc đan lát của ông dường như không rảnh rỗi.
Hôm chúng tôi đến thăm; ông đang vót nan chuẩn bị đan một quả địa cầu thật lớn. Đây là mô hình được thực hiện theo “đơn đặt hàng” của các thầy cô giáo ở trường THCS, dùng làm giáo cụ trực quan cho học sinh học về môn địa lý.
Nghệ nhân Lâm Liếp cho biết tính đến nay ông đã làm ra hàng ngàn sản phẩm thủ công bằng tre trúc; đủ loại kích cỡ, chủng loại, hầu hết là những nông cụ của đồng bào Khmer Nam Bộ. Nhiều sản phẩm của ông đang được trưng bày ở các hội chợ, triển lãm, tái hiện trong các bảo tàng; nhà truyền thống… Nhờ tay nghề khéo léo hàng chục năm kinh nghiệm; cùng quá trình gắn bó với vùng quê từ thuở nhỏ; nên chỉ cần nhìn qua sản phẩm; ông có thể chế tác được ngay theo “đơn hàng”.
Tâm sự của người giữ nghề truyền thống
Ông cho hay, năm 2019, Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ kinh phí để ông dựng nên một ngôi nhà lá nhỏ – ngay trước ngôi nhà ông đang sinh sống ở xã Phú Tân, để trưng bày những hiện vật là các nông cụ gắn liền với đời sống đồng bào Khmer Nam Bộ, do chính ông đan lát, chế tác nên. Công trình nhà trưng bày với hàng chục nông cụ các loại đang được nghệ nhân Lâm Liếp gấp rút hoàn thiện trong năm nay.
“Đây là công trình do ngành văn hóa đặt hàng nhưng đồng thời cũng là ước vọng của tui, qua các nông cụ này, thế hệ người trẻ ngày nay có thể hình dung được đời sống lao động của ông cha thuở trước bằng tri thức dân gian, gợi nhớ về hình ảnh ngày xưa của người nông dân tảo tần khuya sớm. Bên cạnh đó, mong muốn được lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc, khuyến khích đồng bào sử dụng các sản phẩm đan lát bền rẻ mà thân thiện với môi trường ”, Nghệ nhân ưu tú Lâm Liếp tâm sự.
Trích dẫn từ Báo Văn hoá
NĐ