Mục lục
5 biện pháp hạn chế bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do các loại vi rút khác nhau gây ra. Nó thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Những người mắc bệnh dễ lây nhất trong tuần đầu tiên khi mắc của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, đôi khi chúng vẫn có thể lây nhiễm trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Một số người, đặc biệt là người lớn, có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng họ vẫn có thể truyền virus cho người khác bình thường như trẻ nhỏ. Các vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể được tìm thấy ở người bị nhiễm:
-Chất tiết ở mũi và họng (chẳng hạn như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy ở mũi);
-Dịch phồng rộp;
-Phân.
Bệnh này lây lan từ người bị bệnh sang người khác từ:
-Tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, ôm hoặc dùng chung cốc và dụng cụ ăn uống;
-Ho và hắt hơi;
-Tiếp xúc với phân, chẳng hạn như khi thay tã;
-Tiếp xúc với chất lỏng phồng rộp;
-Chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt có vi rút.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý 5 biện pháp sau đây để hạn chế bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
-
Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Cả người lớn và trẻ em cần thực hiện hành vi rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ. Sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Hành động này làm loại bỏ một số các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể.
-
Ăn uống lành mạnh và hợp vệ sinh
Nấu chín các loại thực phẩm và nên đun sôi nước trước khi uống. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay. Các vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi nên được khử trùng thường xuyên.
-
Vệ sinh và khử trùng đồ chơi thường xuyên
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày. Cụ thể như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế. Hay sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
-
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do. Ví dụ: không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan. Và là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học.
Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ. Rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách. Vô tình dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ ràng lây lan.
-
Giữ vệ sinh nơi đi đại/ tiểu tiện
Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám. Hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Trích theo Dân trí
Bảo Hân