Mục lục
Những bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em
Sức khỏe của răng miệng rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Không chỉ ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Nó gồm các mối quan tâm về tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em. Cụ thể như: sâu răng; viêm nha chu (nướu); phát triển và liên kết của xương mặt, hàm và răng. Hay các bệnh và tình trạng răng miệng khác, chấn thương miệng và hàm răng.
Các vấn đề liên quan đến răng miệng là một vấn đề quan trọng. Nó đòi hỏi tiếp tục giám sát sức khỏe từ y tế chuyên gia chăm sóc. Sâu răng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa. Và lây truyền do vi khuẩn gây ra tạo thành mảng bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn tương tác với đường trong thực phẩm và đồ uống. Rồi biến chúng thành axit làm tan men răng, gây sâu răng. Ngoài sâu răng, phụ huynh cần quan tâm nhiều vấn đề về bệnh răng miệng ở trẻ khác nữa. Sau đây, có một số bệnh và vấn đề phụ huynh nên lưu ý để phòng tránh cho trẻ:
-
Sâu răng và viêm tuỷ răng
Sâu răng không chỉ là bệnh răng miệng trẻ em mà rất nhiều người lớn cũng gặp mắc phải. Hiện tượng này hình thành do men răng bị ăn mòn bởi các mảng bám vi khuẩn trên răng. Giai đoạn đầu sâu răng chỉ có biểu hiện trên bề mặt răng là các lỗ sâu li ti màu đen. Lâu dần răng sâu nghiêm trọng hơn, làm viêm tủy răng khiến trẻ đau nhức. Ngoài ra, trẻ còn chán ăn, thậm chí trẻ có thể sốt. Nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng trẻ em này là do chăm sóc răng miệng sai cách. Trẻ ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn có chứa nhiều axit nhưng không được vệ sinh kỹ lưỡng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công làm mòn men răng của trẻ.
Do đó, bố mẹ nên lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ. Nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện sâu răng nên đưa trẻ đến nha sĩ để được điều trị sớm. Tránh tình trạng đau nhức và lây lang sang các răng bên cạnh. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh răng miệng trẻ em. Có thể hàn trám răng sâu hoặc nhổ răng sữa nếu cần thiết.
-
Viêm chân răng
Viêm nướu hay còn gọi viêm chân răng. Đây là hiện tượng viêm nhiễm vùng nướu, sưng tấy và dễ chảy máu quanh răng. Bệnh răng miệng này xảy ra nhiều nhất là khi trẻ mọc răng. Hoặc khi cao vôi răng bám nhiều ở chân răng. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh lý qua các dấu hiệu lợi sưng đỏ, chảy máu và hôi miệng. Nếu kéo dài không điều trị sẽ trở thành mãn tính đến hiện tượng nhiễm trùng, viêm nha chu. Tổn thương đến cấu trúc xương hàm và các dây chằng quanh răng, khiến răng trẻ bị rụng sớm.
-
Sự phát triển của răng hàm bị chậm
Nếu trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng- 1 năm mà mẹ vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên. Đây có thể là một dấu hiệu nguy hại. Răng mọc ngầm, răng mọc lạc chỗ, chấn thương trước đó làm hư hỏng mầm răng vĩnh viễn của trẻ. Đều có thể là nguyên nhân khiến răng trẻ mọc chậm. Nếu tình trạng này bị kéo dài bất thường thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Bác sĩ sẽ chụp X – quang xương hàm và dựa vào đó để xác định chính xác nguyên nhân. Cũng như đưa ra phương án khắc phục sớm cho trẻ.
-
Răng bị hô hoặc móm
Răng hô, móm là một dạng sai khớp cắn khá phổ biến ở trẻ. Biểu hiện sự sai lệch tương quan giữa hai hàm, răng hàm dưới mọc chìa ra quá mức so với hàm trên. Hoặc ngược lại răng hàm dưới cụp sâu bên trong hàm trên (hô). Một số trường hợp răng mọc lệch lạc, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong. Hoặc răng thưa gây mất thẩm mỹ cho trẻ. Và dễ phát sinh các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… Răng trẻ mọc lệch, hô, móm do cung hàm quá hẹp không đủ chỗ các răng vĩnh viễn mọc lên. Do mất răng sữa sớm hoặc một số thói quen mút tay, đẩy lưỡi của trẻ.
Để điều trị các trường hợp sai lệch răng và khớp cắn. Có thể cần niềng răng chỉnh nha để nắn chỉnh răng, giúp răng trẻ đều đẹp. Ngoài ra, cung hàm cân đối, dễ dàng ăn nhai và hỗ trợ phát âm cho trẻ.
>>Xem thêm: Bí kíp phòng ngừa sâu răng cho trẻ ba mẹ nên biết
Trích theo nhakhoatre
Bảo Hân