Mục lục
Việt Nam là quốc gia có nhiều di tích văn hóa, lịch sử
Ngành du lịch của Việt Nam đang ngày một phát triển. Du lịch hưởng thụ, nghỉ dưỡng được nhiều giới trẻ yêu thích. Tuy nhiên, giới trung niên thường thích thưởng thức các di sản văn hóa hơn. Họ muốn cảm nhận các giá trị văn hóa, lịch sử bằng tâm hồn. Họ thích hồi tưởng về không khí lắng đọng thời xưa. Do đó, các khu di tích lịch sử, văn hóa dù “đã có tuổi” theo thời gian. Tuy nhiên, đó vẫn là một trong những niềm tự hào to lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sẵn sàng cạnh tranh với các cường quốc về các giá trị văn hóa lâu đời và nền văn minh cổ đại.
Top 3 di tích văn hóa tiêu biểu tại Việt Nam
Cùng điểm qua top 3 di tích văn hóa tiêu biểu bậc nhất của đất Việt.
Cố đô Huế – mang đậm màu sắc của trang sử hào hùng
Nếu Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Việt Nam tự hào có cố đô Huế. Nơi đây bao phủ bởi một không gian yên tĩnh, trang nghiêm đến lạ thường. Thỉnh thoảng, âm thanh từ dàn nhã nhạc cung đình Huế vang lên. Khiến không ít người ngậm ngùi nghĩ về thời trước. Câu chuyện tình buồn của cựu hoàng Bảo Đại và nàng hậu Nam Phương cũng được Hòa Minzy kể lại qua khung cảnh của cố đô Huế.
- Quần thể cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Bao gồm một số kiến trúc làm nên tên tuổi như:
- Ngọ Môn (cổng chính phía Nam của hoàng thành Huế),
- Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi,
- Điện Thái Hòa – Kiến Trung – Cần Chánh, Phu Văn Lâu, Thái Bình Lâu, và
- các di tích ngoài kinh thành như: Lăng Minh Mạng – Thiệu Trị – Tự Đức – Khải Định, Điện Hòn Chén, Đàn Nam Giao, Chùa Thiên Mụ…
Ngoài dòng sông Hương thơ mộng, núi Ngự Bình cũng là một biểu tượng thiên nhiên và là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Được tổ chức từ năm 2000, Festival Huế đã trở thành một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Thăng Long – Hà Nội: Mảnh đất rồng bay
Với truyền thống lịch sử lâu đời cùng vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa đất nước, mảnh đất Thăng Long – Hà Nội sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú về loại hình, đồ sộ về giá trị: 5.922 di tích (kỷ lục nhiều nhất Việt Nam), trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận là Hoàng thành Thăng Long – Đông Kinh; 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt; gần 1.200 di tích cấp quốc gia như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, lăng Bác, hồ Gươm, hồ Tây, 36 phố cổ, làng cổ Đường Lâm, làng gốm Bát Tràng…
Năm 1999, Hà Nội là thủ đô duy nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, nhờ vào các nỗ lực đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ với bảo vệ môi trường, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Đền Hùng – Phú Thọ: thắp nén hương tưởng nhớ ơn dựng nước của các vua Hùng
Đền Hùng – khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là quần thể đền chùa rộng 1.000ha thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, gắn với tín ngưỡng Giỗ Tổ Hùng Vương – quốc lễ của dân tộc. Đây cũng là tuyến điểm du lịch tâm linh – tour hành hương phổ biến và nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Tại đây, du khách sẽ được viếng thăm đền Lạc Long Quân, đền Quốc mẫu Âu Cơ, các di tích trên núi Hùng: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và lăng Hùng Vương; Bảo tàng Hùng Vương, công viên Văn Lang, đền Tam Giang, đền Thiên Cổ.
Bên cạnh đó còn có nhiều điểm đến dành cho tâm linh và trải nghiệm văn hóa. Đó là khu bảo tồn thiên nhiên – Vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu,… Ngoài ra còn có vườn Cây Di Sản Việt Nam, làng rau Tân Đức, đồi chè Long Cốc, chùa Đại Bi,…
Nguồn: Tổng hợp
Hồng Minh