Thị trường Tết Nguyên Đán 2021 đang sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó thị trường hoa được rất nhiều người quan tâm. Tại Đà Lạt, người dân đã bắt đầu xuống giống hơn 1500 ha hoa để cung ứng ra thị trường dịp Tết này. Đối với những loại hoa cao cấp như giống hoa lily, diện tích sẽ giảm nhiều so với những năm trước. Lý do bởi giá giống nhập khẩu cũng như còn tồn tại nhiều rủi ro.
Mục lục
Hơn 1.500 ha hoa phục vụ dịp Tết Nguyên Đán
Khoảng 1 tháng nay, người dân trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã bắt đầu xuống giống hơn 1.500 ha hoa các loại để kịp cung ứng thị trường trong dịp Tết này (theo thống kê của Phòng Kinh tế Tp. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng). Với kinh nghiệm trồng hoa lâu năm; người dân tại đây đã chăm sóc rất tốt, phần lớn diện tích hoa đều phát triển tốt.
Cụ thể, đối với mỗi loại hoa đã được người dân cân đối để phù hợp với nhu cầu. Các loại hoa phổ biến sẽ được trồng với số lượng nhiều hơn. Đà Lạt có ưu thế về khí hậu và được áp dụng những công nghệ cao trong trồng hoa; nên Đà Lạt chính là sự lựa chọn hàng đầu trên thị trường hoa dịp Tết. lễ. Diện tích hoa cúc là 680ha; hoa lily 15,6ha; hoa lay ơn 63ha; cẩm chướng 177ha; hoa hồng 207ha; hoa đồng tiền 58,5ha; hồng môn 5,5ha; địa lan 47ha; phong lan 14ha và một số loại hoa khác.
Cân đối để giảm thiểu rủi ro
Theo người dân, năm nay; diện tích các loại hoa cao cấp như lyli giảm nhiều so với những năm trước, do giá củ giống hoa lily năm nay tăng cao hơn những năm trước; giao động từ 12.000 – 15.000 đồng/củ nhập khẩu, nên người trồng hoa tết năm nay khá thận trọng, không dám trồng nhiều vì rủi ro cao.
Trong khi đó; đầu tư cho hoa tết thường cao hơn ngày thường khoảng 30%, do các chi phí đều tăng mạnh; trong đó, giá thuê nhân công lao động thu hoạch hoa những ngày tết thường cao gấp 2-3 lần thông thường.
Theo thống kê của ngành chức năng trong 3 năm qua; bình quân giá trị thu hoạch trên 5 làng hoa ở Đà Lạt đạt từ 1-1,2 tỷ đồng/ha/năm, đặc biệt nhiều mô hình trồng hoa Lily, địa lan thu hoạch lên đến 2,5-3 tỷ đồng/ha/năm.
Đến nay tổng diện tích canh tác hoa tại 5 làng hoa Đà Lạt khoảng 664 ha. Trong đó, chiếm tỷ lệ 95% diện tích sản xuất theo các tiêu chí ứng dụng công nghệ cao như: Sử dụng nhà kính, nhà lưới; giống mới kháng sâu bệnh; tưới tự động; cơ giới hóa khâu làm đất; tự động và bán tự động phun thuốc phòng trừ dịch bệnh…
Đà Lạt – Thành phố hoa
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố ngàn hoa, khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để phát triển ngành hoa chất lượng cao. Nông dân có kinh nghiệm, chịu khó học hỏi, tiếp cận nhanh với khoa học – công nghệ. Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, hiện diện tích canh tác hoa tại Đà Lạt và vùng phụ cận hơn 7.760 ha, tăng 2,1 lần so với năm 2010; sản lượng năm 2016 đạt khoảng 2,4 tỷ cành. Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất hoa Việt Nam, với 40% diện tích hoa cắt cành, 50% tổng sản lượng hoa cả nước. Hoa Đà Lạt là sản phẩm chiến lược của tỉnh Lâm Đồng, được đánh giá cao về mầu sắc, hình thái, chất lượng…
Ngược dòng lịch sử, từ những năm 60 thế kỷ trước, hoa Đà Lạt từ các làng hoa lâu đời như Vạn Thành, Thái Phiên, Hà Đông… bước ra thị trường và trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Đến năm 1994, những nhà nông đầu tiên của vùng đất này đã tiếp cận với kiểu trồng hoa công nghệ cao, từng bước chinh phục thị trường hoa cao cấp trong nước và vươn ra thế giới. Giờ đây, cùng với các doanh nghiệp sản xuất hoa, các làng hoa truyền thống tại Đà Lạt đã trở thành những điểm cung cấp lượng hoa lớn trong dịp Tết cho thị trường cả nước.
Trích dẫn từ Doanh nghiệp Việt Nam
NĐ