Chương trình tư vấn ngành nghề do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp cùng Sở GD-ĐT và Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Mục lục
Vì sao chọn đúng ngành nghề lại quan trọng?
Việc chọn ngành nghề cho bản thân thật sự rất quan trọng. Với mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì mỗi người có mỗi khả năng khác nhau. Và mỗi người đều sẽ có sự yêu thích đối với các lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc xác định đúng ngành nghề còn góp phần giúp bản thân người học sinh có sự tự tin theo đuổi ước mơ. Có hoạch định rõ ràng cho tương lai của mình, chủ động trong việc phát triển bản thân. Từ đó khẳng định được bản thân mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Hiện nay các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phần lớn gặp khó khăn. Trong việc xác định ngành nghề phù hợp với bản thân mình, đáp ứng đủ ba yếu tố cái xã hội cần, cái bạn giỏi và cái bạn yêu thích. Vì thế việc lựa chọn càng trở nên khó khăn hơn đối với mỗi bạn học sinh. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngành nghề phù hợp nhất với mỗi cá nhân, tỉnh đoàn Bình Thuận đã phối hợp với các cá nhân. Và đơn vị khác tổ chức chương trình tuyển sinh cho các em học sinh. Góp phần giúp các em vững bước trên con đường học tập và phát triển
Chọn sai ngành thì làm sao?
Câu hỏi của học sinh về việc chọn ngành nghề
Bạn Phạm Huỳnh Hạ Vy (học sinh lớp 12B2 Trường THPT Lý Thường Kiệt). Nêu hai câu hỏi: “Giả sử khi đã trúng tuyển nhưng sau một thời gian học mới phát hiện mình chọn nhầm ngành học thì phải làm gì? Nếu có đam mê nhưng không đủ năng lực. Hoặc có năng lực nhưng lại không đam mê thì chọn ra sao?”.
Tư vấn cho nữ sinh này, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – cho biết. Đây là băn khoăn của phần lớn học sinh và cả sinh viên trong nhiều năm nay.
Theo thầy Hùng, hiện nay các trường ĐH đào tạo nhiều ngành. Một số trường cho phép sinh viên được chuyển sang ngành học khác. Nếu đủ điểm tuyển sinh đầu vào của ngành đó. Sinh viên cũng có thể chọn học thêm ngành thứ hai với điều kiện. Đáp ứng một số yêu cầu về kết quả học tập theo quy định của trường.
Lời khuyên chọn ngành
“Trong chọn ngành, trước hết phải chọn ngành mình đam mê. Nếu không đam mê sẽ không hoàn thành tốt việc học được. Bên cạnh đam mê cũng cần xét tới yếu tố năng lực học tập và tài chính. Nếu em đam mê ngành hot, điểm cao nhưng học lực trung bình, hoặc muốn vào trường có học phí cao trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lựa chọn đó sẽ không phù hợp.
Hiện nay một ngành học được đào tạo ở rất nhiều trường khác nhau. Nếu điểm không đủ sức vào trường tốp trên có thể chọn trường tốp dưới. Tôi khuyên các em nên chọn ngành mình yêu thích, có đam mê để học” – thầy Hùng nói.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – cũng cho hay thực tế có rất nhiều em vào học ĐH. Mới phát hiện mình chọn sai ngành, tạo ra tâm lý chán nản. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cơ cấu ngành nghề thay đổi rất nhanh. Dẫn đến nhu cầu nhân lực của từng vị trí công việc cũng thay đổi.
Quy chế đào tạo hiện nay cho phép sinh viên được chuyển trường nếu được sự đồng ý từ hiệu trưởng của hai trường. Đồng thời điểm trúng tuyển đầu vào của sinh viên phải cao hơn (cùng tổ hợp) điểm chuẩn ngành muốn chuyển sang.
Hậu quả chọn sai ngành
ThS Phùng Quán, trưởng phòng thông tin – truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng việc chọn ngành theo đam mê là rất quan trọng. Nếu chọn sai ngành sẽ thất bại trong học tập. “Hằng năm ở các trường ĐH có cả ngàn sinh viên bị đình chỉ. Buộc thôi học vì lý do chọn sai ngành, không có đam mê nên không thích học. Dẫn đến kết quả học tập thấp” – thầy Quán nói.
TS Phạm Tấn Hạ – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cũng cho biết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng ngàn sinh viên bị đình chỉ, buộc thôi học, bỏ học hằng năm ở các trường. Do chọn sai ngành dẫn đến chán nản, không muốn học hoặc không đủ sức học.
Nên tìm hiểu kĩ ngành học
“Thật sự rất nhiều học sinh không hiểu về ngành học. Phần lớn các em chỉ quan tâm học ngành nào ra trường dễ tìm việc, thu nhập cao nên chọn sai ngành. Trong khi việc làm và thu nhập đều phụ thuộc vào chính năng lực của mỗi người” – thầy Hạ nói.
“Các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về ngành học, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhà trường có cho bạn cơ hội tốt không sau khi tốt nghiệp. Các bạn nên có lựa chọn theo quyết định của chính mình. Không nên theo số đông, không chọn theo cảm tính” – thầy Hạ khuyên.
Đọc thêm tin tức giáo dục tại ULM.
Nguồn: tuoitre.vn
P.D