Có lẽ rất hiếm ở đâu lại có một ngôi trường phổ thông mà có tới hàng chục học sinh mồ côi. Ở ngôi trường đó, học sinh gặp khó khăn. Được thầy cô giáo đi tìm rồi ‘nhặt về, chăm chút, ủi an tới lúc tốt nghiệp ra trường.
Mục lục
Hoàn cảnh đặc biệt của trường học này
Mỗi ngày của chúng ta cứ trôi qua một cách vội vã như thế. Ta chạy theo dòng thời gian, chạy theo guồng quay của cuộc sống. Bị cuốn vào cơn lốc của cơm áo gạo tiền mà nhiều khi quên mất bản thân ta. Quên đi những điều nhỏ nhặt, bình dị mà rất đỗi ấm áp. Có một ngôi trường rất đặc biệt, trong đó lại có những người học sinh có hoàn cảnh đặc biệt – những người mồ côi. Cùng với sự giảng dạy, sự yêu thương của người thầy, người cô luôn hết lòng để chăm sóc. Dạy dỗ những người học sinh kém may mắn này.
Bằng cả tình yêu chân thành của người làm nghề giáo. Hơn thế nữa còn là những người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến cách mấy họ vẫn không lùi bước. Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng họ vẫn luôn lạc quan. Chấp nhận hoàn cảnh và sống tích cực. Những điều kể trên đã miêu tả về sự ra đời. Và hoàn cảnh hiện tại của ngôi trường THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Trường THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam được nhắc đến khá nhiều sau vụ lở đất vùi nhiều người ở thôn 3, xã Phước Lộc. Nhiều học sinh bỗng dưng mồ côi, cô giáo sống trong vùng lũ thì chốc lát rơi vào cảnh tay trắng.
Dìu học trò qua những ngày khó khăn
Những ngày đầu tháng 12, không khí vui vẻ. Đã dần trở lại với Trường THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn. “Từ ngày xảy ra vụ lở đất ở xã Phước Lộc đến nay. Trường được quan tâm đặc biệt từ cộng đồng và các nhà hảo tâm.
Em Hồ Văn Lan và em Hồ Thị Sơ – có người thân mất trong vụ lở đất. Đã được nhận đỡ đầu để theo học tới khi ra trường, vào đại học. Chúng tôi cũng gom được một khoản tiền và đang cân đối. Phân chia ra để lập sổ tiết kiệm cho bảy em mồ côi cha lẫn mẹ còn lại của trường” – cô Phạm Thị Thứ, hiệu trưởng nhà trường, nói.
Trong những ngày cuống cuồng vì lở đất, lũ lụt ở Quảng Nam cuối tháng 10. Trường Phước Sơn được đặc biệt chú ý bởi câu chuyện xót xa của em Hồ Văn Lan và em Hồ Thị Sơ. Cả hai em đều có người thân bị vùi ở thôn 3, xã Phước Lộc.
Hoàn cảnh thương tâm
Hoàn cảnh em Hồ Văn Lan
Hồ Văn Lan là con thứ tư trong ngôi nhà có năm anh em, cha qua đời khi Lan học lớp 4. Lâu nay mấy anh em sống cùng mẹ và bà ngoại. Chiều 28-10, khi Lan đang học ở trường thì nghe tin báo nhà mình cùng bà con ở thôn 3, xã Phước Lộc bị núi lở xuống vùi lấp nhà cửa và có nhiều người chết.
Thời điểm đó nhà Lan có ba người còn ở trong nhà gồm bà ngoại, mẹ và em gái Lan. Mấy ngày sau vụ lở đất, thi thể của bà ngoại và em gái được tìm thấy, Lan nhận tin trong nỗi tuyệt vọng. Nhưng điều may mắn là mẹ Lan đã thoát ra ngoài.
Hoàn cảnh em Hồ Thị Sơ
Hồ Thị Sơ, lớp 11/2, cũng có nhà cùng thôn 3 với Lan và gánh chịu nỗi đau tương tự. Lúc đất đá ập xuống, ba của Sơ đã vùng chạy thoát được ra ngoài, còn mẹ nằm lại dưới lòng đất tới hôm nay vẫn chưa tìm thấy.
Cô Phạm Thị Thứ cho biết từ hôm xảy ra vụ việc đến nay cả Lan và Sơ vẫn chưa về nhà, phần vì đường sá bị cô lập, phần vì lo các em sẽ đau buồn mà ảnh hưởng sức khỏe nên các thầy cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt.
Hằng đêm các cô giáo, thầy giáo gần gũi Sơ, Lan nhiều nhất. Ở lại trường để trò chuyện, động viên, nói những điều tốt đẹp về cuộc đời, về tương lai để hai em lạc quan. Từ buồn đau, thất thần và tuyệt vọng, Lan lẫn Sơ dần lấy lại thăng bằng. Tươi tỉnh hơn và đi qua nỗi đau trong an nhiên, chấp nhận nhẹ nhàng.
Tìm kiếm học sinh mồ côi về trường để nuôi dạy
Con số gây giật mình về trường học này
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, Hà Thanh Quốc cung cấp cho chúng tôi một con số giật mình về Trường Phước Sơn: năm học 2020-2021 ngôi trường này có 44 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, trong số này có tới 8 em mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Những năm trước, con số mồ côi còn nhiều hơn. Cụ thể, năm học 2017-2018 số em mồ côi cả cha lẫn mẹ là 17 em. Năm 2018-2019 là 15 em, năm 2019-2020 là 13 em.
Hoàn cảnh của em Ánh Dương
Chúng tôi tìm gặp em Hoàng Ngọc Ánh Dương, lớp 10/1, khi cậu học trò này đang ngồi chồm hổm thổi lửa, đổ bánh xèo ở nhà người cô ruột tại tổ dân phố 3, thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Dương là một trong hai người được chi bộ Đảng, các thầy cô giáo. Đoàn thể trong trường nhận đỡ đầu chung. Quê Dương tại Thừa Lưu, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Năm em lên 3 tuổi thì cha bị tai nạn giao thông qua đời.
Ba năm sau đó mẹ em cũng qua đời với lý do tương tự. Cậu bé mồ côi cùng anh trai hơn 1 tuổi được đưa ngược lên. Nhà bà nội tại Khâm Đức để nuôi nấng. Biết câu chuyện của anh em Dương, các thầy cô ở Trường Phước Sơn đã để ý và lập hồ sơ theo dõi.
Khi Dương lên lớp 9, em được các thầy cô nhận vào trường học, được xét đặc cách vào trường. Nhờ tình thương yêu đùm bọc của thầy cô. Em đã có những người cha, người mẹ thật đặc biệt: trên lớp là thầy. Ra khỏi cổng trường là cha, là mẹ.
Anh trai của Lan trước đây cũng học ở Trường Phước Sơn, nhờ vậy các thầy cô biết rõ hoàn cảnh của Lan. Khi Lan lên lớp 5, cha mẹ em lần lượt qua đời vì bệnh tật. Thương hai anh em, các thầy cô giáo đã lập danh sách. Tới lúc Lan lên lớp 8 thì được đưa vào trường nuôi dạy từ đó tới nay.
Xem thêm bài viết tại ULM
Nguồn: tuoitre.vn
P.D