Từ 400 năm trước, phố cổ Hội An đã là một thương cảng đón thương nhân từ khắp thế giới. Từ đó tạo nên nét văn hóa đa dạng, giao hòa giữa Đông – Tây. Ngày nay, phố cổ Hội An là một trong những đô thị cổ hiếm hoi vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nếu bạn là người mê mẩn không khí hoài cổ, bình yên của phố cổ nhỏ bên sông Hoài này. Thì bạn hãy du lịch Hội An tự túc dưới đây để tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn nhất nhé.
Phố cổ Hội An luôn xếp hàng đầu trong danh sách những địa điểm du lịch ở Việt Nam bởi nhiều lý do. Đô thị nhỏ này là nơi giao thoa của nền văn hóa Đông – Tây. Là sự kết hợp tinh hoa của các nước Việt, Trung, Nhật, châu Âu trong cả ẩm thực, kiến trúc. Đến cả những truyền thống của người dân địa phương. Cùng với thiên nhiên hữu tình, vị trí thuận lợi, du lịch Hội An luôn được nhiều du khách lựa chọn khi ghé ngang dải đất miền Trung đầy nắng và gió.
Mục lục
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của chùa Cầu
Chùa Cầu là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An. Du khách Quốc tế du lịch Hội An biết đến Chùa Cầu với tên gọi là Lai Viễn Kiều. Nghĩa là Cầu đón khách phương xa. Chùa Cầu được có từ khoảng giữ thế kỉ 16. Do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng.
Kiểu mái vòm độc đáo của Chùa Cầu là sự giao thoa của sự giao thoa của hai nền văn hóa. Đó là nền văn hóa Đông Nam Á với nền văn hóa Đông Á. Chùa Cầu Hội An mang nhiều nét kiến trúc đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản bởi chính những bức tượng thú đứng chầu. Đó là những linh vật trong việc thờ tự. Nhìn từ xa, Chùa Cầu nổi bật với đường cong của mái che uyển chuyển, mềm mại tựa như cầu vồng, làm bừng sáng một góc phố cổ.
Bãi biển An Bàng – Mảnh ghép tĩnh lặng của Hội An
Bãi biển An Bàng an bình, chất chứa vẻ trầm ngâm, tĩnh lặng. Trái ngược hoàn toàn với biển Cửa Đại sôi động, náo nhiệt của cuộc sống trẻ trung, hiện đại. An Bàng từng có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới do CNNGo bình chọn. Bãi biển này khá rộng với màu sắc xanh của nước biển, của bầu trời. Với màu làm chủ đạo xen kẽ là màu trắng ngà của bờ cát bát ngát . Nổi bật trên đó là hình ảnh những chiếc thuyền thúng đơn sơ, giản dị.
Đến biển An Bàng còn gì thú vị hơn khi được đón bình minh trên biển, bước từng bước nhẹ trên mặt cát láng mịn, ngắm nhìn những tia nắng ban mai ấm áp đầu tiên chiếu rọi, cả vùng biển như chìm trong sắc đỏ thật yên bình.
Sẽ thế nào nếu bạn làm ngư dân ở Cù Lao Chàm?
Từ phố cổ Hội An, du khách chỉ mất khoảng 1 giờ đi tàu là đến Cù Lao Chàm, nơi mang vẻ đẹp trầm tĩnh, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, non nước hữu tình, không khí mát mẻ trong lành. Đây cũng chính là địa điểm du lịch Hội An đem đến cho du khách trải nghiệm làm ngư dân trên đảo xanh.
Ngoài việc tận hưởng vẻ đẹp của biển, sự độc đáo của thiên nhiên ban tặng cùng những bãi tắm quyến rũ ở các cụm đảo đang được khai thác ngoài khơi. Thì tại đây du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm 1 ngày làm ngư dân trong cuộc sống và sinh hoạt. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều thú vị.
Cũng giống như bao làng chài khác, ở Cù Lao Chàm, sáng sớm chợ cá đã tấp nập trên bãi biển. Với những giọt mồ hôi của ngư dân thấm mệt sau một đêm vật vã ngoài biển khơi. Phải tự mình trải nghiệm ngư dân trên đảo xanh Cù Lao Chàm sinh hoạt hằng ngày. Như thế nào thì bạn mới cảm nhận được bao sự vất vả mưu sinh trên biển cả.
Ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn hoàn mỹ
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng
Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền, tháp mang nhiều phong cách kiến trúc. Chủ yếu điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Các tháp đều có hình chóp là nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để nhận ánh sáng mặt trời. Tường bên ngoài tháp thường trang trí hoa văn hình lá cuốn hình chữ S nối liền nhau. Các vật trang trí là tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara (con thú thần thọai, một lòai thủy quái có nanh nhọn và vòi dài ), hình vũ nữ Apsara, sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện.
Nguồn: Tin tức Vietravel
Bích Oanh